ON

Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 39: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đầu tháng 8 – 1945, quân đội Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi – rô – si – ma và Na – ga – xa – ki của Nhật Bản. Đây là một hiện thực lịch sử, nhưng đến nay, hiện thực lịch sử này vẫn còn những nhận thức, đánh giá trái chiều:

Luồng ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.

Luồng ý kiến thứ hai: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại lịch sử loài người.

                                                                                       (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr. 4)

a. Hiện thực lịch sử là đầu tháng 8 – 1945, quân đội Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản.

b. Nhận thức “Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến” có trước sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

c. Nhận thức “Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh” có sau sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

d. Sự kiện quân đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản được nhận thức giống nhau và khách quan.

a.               b.        c.             d.

Câu 40: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

     Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

     Nhận xét về sự kiện lịch sử này, có hai luồng ý kiến trái ngược nhau:

     Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng đây là kết quả của quá trình kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi.

     Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, cách mạng tháng Tám thành công là nhờ ăn may.

a. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập là hiện thực lịch sử.

b. Cách mạng tháng Tám “là kết quả của quá trình kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi ” là lịch sử được con người nhận thức.

c. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhận thức về sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công có sự khác nhau là do quan điểm tiếp cận khác nhau.

d. Tất cả những nhận thức về sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đều khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự kiện.

a.            b.       c.         d.

Câu 41: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          Bia tưởng niệm thủ lĩnh La – pu – la – pu (Xê – bu, Phi – lip – pin) có viết: Tại nơi đây, vào ngày 27 – 4 – 1521, La – pu – la – pu và người dân địa phương đã đẩy lui quân xâm lược Tây Ban Nha và giết

chết viên chỉ huy là Phéc – đi – năng Ma – gien – lăng. Do đó, La – pu – la – pu đã trở thành người Phi – lip – pin đầu tiên đánh đuổi quân xâm lược châu Âu.

           Bia tưởng niệm Ma – gien – lăng (Xê – bu, Phi – lip – pin) có viết: Tại nơi đây, trong cuộc đụng độ với các chiến binh của La – pu – la – pu – thủ lĩnh đảo Mác – tan, Ma – gien – lăng đã chết vào ngày 27 – 4 – 1521. Vích – to – ri – a, một trong những con tàu của đoàn thám hiểm do Gioan Xê – bát – ti – an Ê – ca – nô chỉ huy đã rời Xê – bu vào ngày 1 – 5 – 1521, trở về Xan Lu – ca đờ Ba – ra – mê – đa (Tây Ban Nha) vào ngày 6 – 9 – 1522 và hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển

                                         (Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr. 8)

a. Cả hai tấm bia tưởng niệm đều đề cập đến một sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 27 – 4 – 1521, liên quan đến hai nhân vật là La – pu – la – pu và Ma – gien – lăng.

b. Theo tấm bia tưởng niệm La – pu – la – pu thì đội quân của Ma – gien – lăng là một đội quân đi xâm lược và La – pu – la – pu là một anh hùng đánh đuổi quân xâm lược.

c. Theo tấm bia tưởng niệm Ma – gien – lăng thì đội quân của La – pu – la – pu là một đội quân đi xâm lược và Ma – gien – lăng là một anh hùng đánh đuổi quân xâm lược.

d. Hai tấm bia tưởng niệm có sự khác nhau về nguồn sử liệu nhưng lại giống nhau về thế giới quan và quan điểm tiếp cận lịch sử.

a.       b.           c.         d.

Câu 42: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện  biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không  nhiều. Cho nên làm sử cốt để cho được như thế”.

                  (Bài Tựa sách Đại Việt sử bản tục biên, Phạm Công Trứ)

a. Bài tựa sách của Phạm Công Trứ tóm tắt lại nội dung một tác phẩm văn học.

b. Phạm Công Trứ khẳng định việc viết quốc sử chỉ nhằm giáo dục nêu gương.

c. Đoạn trích cung cấp tri thức về chức năng nhiệm vụ của Sử học.

d. Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm lịch sử.

a.              b.           c.             d.

                                                             (Nguồn: Đề minh họa của Bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2023)

Câu 43. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Văn bản này vừa giá trị đặc biệt đối với Văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện.

a. Đại cáo bình Ngô bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI.

b. Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học tư tưởng.

c. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô.

d. Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học.

a.            b.         c.        d.                                                          

                                                             (Nguồn: Đề minh họa của Bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2023)

Câu 44: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Nhận thức về đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép về lịch sử. Nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học thường có sự khác biệt: Sử học phương Đông thời cổ - trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình,…; Sử học mác – xít cho rằng lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng, lịch sử của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau.

                                                                              (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr. 6)

a. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã có nhận thức đúng đắn về đối tượng nghiên cứu của Sử học.

b. Trong thời kì cổ - trung đại, Sử học phương Đông thường thiên về ghi chép những chuyện liên quan đến nhà vua và triều đình mà ít chú ý đến đối tượng quần chúng.

c. Nhận thức về đối tượng của Sử học có sự khác nhau giữa thời kì cổ - trung đại với thời kì hiện đại.

d. Theo quan điểm của Sử học mác – xít, đối tượng nghiên cứu của lịch sử là toàn bộ hoạt động của con người diễn ra trong quá khứ.

a.        b.        c.         d.

Câu 45: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược – khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX”.

(Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử, Báo Tuổi trẻ ngày 6 – 5 – 2004)

a. Đoạn tư liệu nhấn mạnh quan điểm của Võ Nguyên Giáp về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân.

b. Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong thế kỉ XX chỉ có thể được khôi phục lại qua cuốn Việt Nam sử lược.

c. Một trong những chức năng của Sử học được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là giúp thế hệ sau có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chiến đấu chống thực dân

d. Chức năng xã hội của cuốn Việt Nam sử lược được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là “biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà”.

a.          b.        c.       d.

Câu 46: Đọc hai đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1:  “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”

       (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.101)

Tư liệu 2:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

                                                                                               (Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

a. Đoạn tư liệu 1 vừa phản ánh chức năng khoa học, vừa phản ánh chức năng xã hội của Sử học.

b. “…việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” phản ánh nhiệm vụ cung cấp tri thức khoa học của Sử học.

c. Ở đoạn tư liệu 2, Hồ Chí Minh khuyến khích nhân dân ta nên tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử nước nhà.

d. Ý nghĩa sâu xa của cả hai đoạn tư liệu là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức lịch sử đối với một quốc gia, dân tộc.

a.          b.            c.          d.

Câu 47: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

       Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua”

       Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá.

      Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh.

      Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”.

      Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”.

      Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa.

           (Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.168 – 170)

a. Các quan chép sử nhà Tề có hành động giống hệt nhau là viết đúng sự thật Thôi Trữ giết vua vào sử sách.

b. Câu chuyện cho thấy nguyên tắc trung thực, khách quan trong ghi chép Sử có thể được vận dụng linh hoạt cho từng tình huống.

c. Thái sử Bá, Thái sử Trọng có nguyên tắc ghi chép sử khác với Thái sử Thúc và Thái sử Quý.

d. Câu chuyện có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử hiện nay.

a.           b.         c.          d.

 

 

RL
11 tháng 8 2024 lúc 17:57

Câu 39: a, đúng   b, sai     c, đúng   d, sai
Câu 40: a, đúng   b, đúng  c, đúng   d, sai
Câu 41: a, đúng   b, đúng  c, đúng   d, sai
Câu 42: a, sai      b, sai      c, đúng   d, sai
Câu 43: a, sai      b, đúng   c, sai      d, sai
Câu 44: a, sai      b, đúng   c, đúng   d, đúng
Câu 45: a, sai      b, sai       c, đúng  d, sai
Câu 46: a, đúng  b, sai        c, đúng  d, đúng
Câu 47: a, đúng  b, đúng     c, đúng   d, đúng

Bình luận (4)
H24
12 tháng 8 2024 lúc 18:30

Câu 39:

a. Đúng 
b. Sai
c. Đúng
d. Sai

Câu 40:

a. Đúng
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai 

Câu 41:

a. Đúng
b. Đúng 
c. Sai 
d. Sai 

Câu 42:

a. Sai 
b. Sai 
c. Đúng
d. Sai 

Câu 43:

a. Sai 
b. Đúng 
c. Sai 
d. Đúng 

Câu 44:

a. Sai 
b. Đúng 
c. Đúng
d. Đúng 

Câu 45:

a. Sai 
b. Sai 
c. Đúng 
d. Sai 

Câu 46:

a. Sai 
b. Sai
c. Đúng 
d. Đúng 

Câu 47:

a. Đúng 
b. Sai
c. Sai 
d. Đúng 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết