Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lâu lâu, cái Tí chừng cũng hiểu những nỗi đau của mẹ, nó không khóc nữa. Lan lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu, cúi đầu tận mặt con này nó hôn mỗi má mấy cái và nó lại mếu.
- Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị phải sang ở với cụ Nghị bên kia đây. Từ rày trở đi chị không được ẵm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé!
(Ngô Tất Tố, trích Tắt đèn)
Những tình thái từ trên biểu thị ý nghĩa gì?
A. Muốn lời nói của mình được người nghe chú ý
B. Muốn người nghe đồng tình với đề nghị của mình
C. Muốn người nghe làm theo đề nghị của mình
D. Cả B và C đều đúng
II-Tự luận
Viết đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định:
- Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp
- Lượt lời của các nhân vật
Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 2: (3đ) Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế của câu ghép trong các câu sau:
a. Các em phải cố gắng học để cha mẹ vui lòng.
b. Chị không nói gì nữa và chị lại khóc.
c. Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt.
d. Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.
e. Nếu tôi học giỏi thì cha mẹ vui lòng.
Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích (trang 92, 93 SGK Ngữ văn 8 tập 2) là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:
- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?
- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.
- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?
A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.
B. Quan hệ họ hàng.
C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.
D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.
1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Bố cục:
1. MB:
- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.
- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."
2. TB:
- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
3. KB:
- Nêu cảm nhận, cảm nghĩ.
2. Viết đoạn văn với câu chủ đề: "Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng."
Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết đoạn văn chứng minh theo kiểu: quy nạp, diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp.
+ Đủ bố cục 3 phần: mở-thân-kết đoạn.
- Nội dung:
+ Chứng minh chị Dậu là người nhẫn nhục, chịu đựng:
Khi tên cai lệ tới nhà đòi sưu, chị Dậu đã van xin thảm thiết.Khi tên cai lệ xông vào định trói anh Dậu, chị vẫn cố gắng xin khất xưu=> Sau bao lần nhẫn nhục, chị Dậu đã đứng lên phản kháng.
(Theo hướng dẫn từng bài, có thể làm 1 trong 2, nếu làm 2 thì sẽ được tick nhiều hơn những bạn làm 1 bài. Nếu chép mạng thì chép đúng, đừng chép lạc đề quá! Nhưng nhớ sửa để bài/đoạn văn hay hơn nhé!)
các từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương trong các câu ca dao tục ngữ là (từ toàn dân tương đương được đặt trong ngoặc đơn):
a, cấy(vợ), chồng (chồng)
b, cha (cha), mạ (mẹ)
c, eng (anh), tam (con), chú (chú), cụ (cậu-bác-em trai-anh trai của mẹ), o (cô-bác-em gái-chị gái của cha)
d, cha (cha), chú (chú), mạ (mẹ), dì (dì-bác-em gái- chị gái của mẹ)
e, ả(chị)
g, cấy (vợ), giông (chồng)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?