Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Điểm khác biệt nhất của ngôn ngữ nghệ thuật so với các phong cách ngôn ngữ khác?
A. Dùng nhiều từ tượng thanh
B. Dùng nhiều từ tượng hình
C. Dùng nhiều từ láy
D. Dùng nhiều biện pháp tu từ
So sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ nghệ thuật
Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
A. Giải trí, tuyên truyền
B. Nhận thức, giao tiếp
C. Thông tin, thẩm mĩ
D. giáo dục, tuyên truyền
Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK).
Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là:
A. Ngôn ngữ văn chương
B. Ngôn ngữ văn học
C. Ngôn ngữ thơ
D. Cả A, B đều đúng
Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phát họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính đa nghĩa
B. Tính thẩm mĩ
C. Tính cá thể
D. Tính truyền cảm
Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu là:
A. Những cách thức phản ánh đời sống khác nhau trong tác phẩm văn học của các tác giả.
B. Những cách sử dụng các biện pháp tu từ của mỗi tác giả trong các tác phẩm văn học.
C. Những dấu ấn riêng của tác giả trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ qua các tác phẩm văn học.
D. Dấu ấn về tính cách con người thật ngoài đời của tác giả để lại trong tác phẩm văn học.
Dòng nào nêu đúng nội dung tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau từ một văn bản, tác phẩm.
B. Khả năng gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng từ sự vật này khiến người đọc nghĩ đến sự vật khác.
C. Khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau về cùng một sự vật được miêu tả trong tác phẩm văn học.
D. Khả năng sử dụng nhiều từ, ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa của tác giả trong tác phẩm.