Đề ôn tập chương

NC

Câu 26.14 Nếu virut, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu, thì bạch cầu còn có khả năng ngăn cản và tiêu diệt chúng nữa không?

Câu 27.15 Trình bày các nguyên tắc truyền máu ở người? Trong quá trình truyền máu cần phải chú ý những vấn đề gì?

Câu 28.18 Muốn bảo vệ tim mạch cần tránh những tác nhân có hại nào?

Câu 2.16 Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn?

Câu 30.17 So sánh thành phần cấu tạo và chức năng các loại mạch máu?

* Mức độ Vận dụng thấp

Câu 31.15 Bản thân em thuộc nhóm máu nào? Như vậy, em có thể cho và nhận những nhóm máu nào?

Câu 32.15 Cơ thể của bạn nam tên N lớp 8a nặng 48 kg. Hỏi trong cơ thể Nam có khoảng bao nhiêu ml máu?

Câu 33.15 Cơ thể của bạn nữ tên L lớp 8a nặng 48 kg. Hỏi trong cơ thể Lan có khoảng bao nhiêu ml máu?

Câu 34.14 Bản thân em đã miễn dịch với những bệnh nào trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)

Câu 35.14 Người ta thường tiêm phòng những bệnh nào cho trẻ?

Câu 36.15 Em C lớp 6a hỏi bạn của mình như sau: “Tại sao khi bị đứt tay, máu chảy ra mình dùng tay bịt chặt miệng vết lại một lúc thì có cục máu đông. Vậy máu chảy trong cơ thể có bị đông không?”. Theo em, tại sao có cục máu đông đó? Máu chảy trong cơ thể có bị đông không? Tại sao?.

Câu 38.17 Mỗi chu kỳ co dãn của tim là bao nhiêu giây? Trong một phút trung bình có bao nhiêu chu kỳ co dãn của tim?

Câu 39.19 Khi gọt xoài em vô tình làm dao cắt đứt lòng bàn tay của mình em sẽ xử lí như thế nào?

* Mức độ Vận dụng cao :

Câu 40.13 Một số người cho rằng: Khi bị nôn (ói) nhiều, tiêu chảy,… ta không nên uống nước. Điều này có đúng không? Tại sao?

Câu 41.14 Em có biết tiêm thuốc ngừa lao là được tiêm gì vào cơ thể hay không? Tại sao tiêm thuốc ngừa lao thì phòng được bệnh lao?

Câu 42.14 Tại sao những người bệnh AIDS thường bị chết bởi những bệnh cơ hội do các virut, vi khuẩn gây ra như lao, sởi,..?

Câu 43.15 Bạn H lớp 8a thuộc nhóm máu B trên đường đi đến trường bị tai mất nhiều máu. Khi vào viện bác sĩ nói cần truyền máu nhưng trong bệnh viện đã hết nhóm máu O, B. Nếu em là bạn chung lớp có nhóm máu B và sức khỏe tốt em sẽ là gì để giúp đỡ bạn? Vì sao bác sĩ phải thử máu khi truyền máu?

Câu 44.15 Ông Nguyễn Văn Tí là công nhân làm việc ở xí nghiệp đá thuộc nhóm máu A trên đường về nhà bị tai nạn mất rất nhiều máu. Khi chuyển vào bệnh viện bác sĩ cho biết cần truyền máu ngay cho ông nhưng trong bệnh viện chỉ còn nhóm máu O, B, AB. Hỏi

a) Bác sĩ đã lựa chọn nhóm máu nào truyền cho ông Tí?

b) Em hãy giải thích vì sao bác sĩ chọn nhóm máu đó?

Câu 45.18 Tại sao ở người lớn tuổi nếu chế độ ăn có quá nhiều colesteron thì dễ bị bệnh xơ vữa động mạch? Em sẽ làm gì để rèn luyện cho hệ tim mạch luôn được khỏe mạnh?

Câu 46.17 Vì sao tim làm việc liên tục từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ đến lúc già và chết mà không mệt?

Câu 47.18 Một người có chỉ số huyết áp như sau: 120/80mmHg. Chỉ số này có ý nghĩa gì?

Câu 48.19 Trong lần tham quan thiên nhiên leo núi cùng với lớp. Nếu có bạn trong lớp bất cẩn té bị đá cắt đứt cổ tay bạn em sẽ làm thế nào?.

MÌNH CẦN GẤP LẮM LUN Ý

MH
13 tháng 11 2020 lúc 10:58

Câu 26:

Nếu virut, vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu, thì bạch cầu vẫn còn có khả năng ngăn cản và tiêu diệt vì chúng còn bảo vệ cơ thể bằng limpho B và limpho T

- Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

- Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết protein đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết