WL

Câu 1:

a) Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của nước ta là gì? Nêu tên một số dụng cụ đo chiều dài.

b) Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì? Em hãy nêu các bước đo chiều dài của một vật.

Câu 2. Có 4 loại thước sau:

(a)

(b)

(c)

(d)

Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau:

1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.

2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.

3. Chiểu rộng phòng học.

4. Chiều cao của tủ sách.

5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.

6. Vòng eo của cơ thể người.

Câu 3: Đổi:

1,5 km = ? m

300 cm = ? dm

20 mm = ? cm

10 cm = ? m

5,5 m = ? dm

4,5 cm = ? mm

Câu 4: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

Bài tập Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.    B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.

C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.    D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

Câu 5: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

Bài tập Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

    A. 6,5 cm.    B. 6,3 cm.     C. 6,6 cm.        D. 6,4 cm. 

Câu 6: Thả một hòn đá ngập trong một bình chia độ. Ban đầu thể tích nước trong bình là 100 cm3. Lúc sau, nước dâng lên tới 180 cm3. Thể tích của hòn đá bằng

    A. 80 cm3.    B. 180 cm3.    C. 280 cm3.        D. 100 cm3.

Câu 7: Vào đầu mỗi năm học, trường THCS A thường tổ chức thăm khám sức khỏe cho các em học sinh khối 6. Sau khi đo chiều cao, An, Bình, Lan và Hoa được kết quả như bảng. Bạn cao nhất là?

An

Bình

Lan

Hoa

151 cm

1,52 m

1,51 m

148 cm

A. An.     B. Bình.        C. Lan.        D. Hoa.

giúp toi

XQ
11 tháng 9 2024 lúc 20:41

a) Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của nước ta là mét (m).

Một số dụng cụ đo chiều dài: thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước mét, thước cặp.

b)

Giới hạn đo (GHĐ) là độ dài lớn nhất mà thước có thể đo được.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Các bước đo chiều dài:

Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo.

Bước 2: Lựa chọn thước đo có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.

Bước 3: Khi đo, đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật cần đo.

Bước 4: Khi đọc kết quả đo, đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. Kết quả đo được ghi theo vạch ở thước gần nhất với đầu còn lại của vật.

 

Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau:

Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6: Thước thẳng hoặc thước kẻ (GHĐ khoảng 30cm).

Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6: Thước cặp để đo chính xác những kích thước nhỏ (GHĐ khoảng 15cm, ĐCNN nhỏ).

Chiều rộng phòng học: Thước dây hoặc thước cuộn (GHĐ lớn, khoảng vài mét).

Chiều cao của tủ sách: Thước dây hoặc thước cuộn (GHĐ vài mét).

Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ: Thước cặp (đo chính xác đường kính).

Vòng eo của cơ thể người: Thước dây (dễ dàng quấn quanh cơ thể, GHĐ đủ lớn).

 

Câu 3: Đổi:

1. 1,5 km = 1.500 m
2. 300 cm = 30 dm
3. 20 mm = 2 cm
4. 10 cm = 0,1 m
5. 5,5 m = 55 dm
6. 4,5 cm = 45 mm

Câu 4: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

 D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

Câu 5: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

B. 6,3 cm.

Câu 6: A

Câu 7:B

Chúc bạn học tốt ạ!

#xuanquynh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
UL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết