Câu 18. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, đó là:
A. tháp Chàm. B. đạo Phật, đạo Hin-du.
C. Chữ Phạn. D. Chữ Phạn, tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hin-du.
Câu 19. Việc Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ thể hiện
A. uy quyền của Ngô Quyền .
B. nước ta không phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
C. sức mạnh của dân tộc ta.
D. quyền độc lập tự chủ, khẳng định chủ quyền dân tộc.
Câu 20 . Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu Âu?
A. Sản xuất bị đình trệ.
B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
Câu 21. Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?
A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.
D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.
Câu 22. Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.
B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.
C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.
D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.
Câu 23. Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 24. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 25. Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 26. Công lao của Ngô Quyền đối với đất nước là:
A. chấm dứt 1000 năm cai trị của phong kiến phương Bắc. Mở ra nền độc lập cho đất nước ta.
B. chấm dứt 100 năm ách thống trị của thực dân phương tây. Mở ra nền độc lập cho đất nước ta.
C. dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước.
D. chống Tống thắng lợi. Mở ra thời kì độc cho dân tộc ta.
Câu 27. Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 28. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 29. Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?
A. Dân số gia tăng.
B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.
C. Công cụ sản xuất được cải tiến.
D. Kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 30. "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:
A. Ngô. B. Đinh. C. Lý. D. Trần.
Câu 31. Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?
A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Trần Lãm. C. Phạm Bạch Hổ. D. Ngô Xương Xí.
Câu 32. Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Hin-đu giáo và Phật giáo
C. Bà La Môn giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 33. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 34. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
A. Hình thư B. Gia Long C. Hồng Đức D. Cả 3 đều sai
Câu 35. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì?
A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.
B. Nghề nông trồng lúa nước.
C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.
D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.
Câu 36. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
A. Tương đối hoàn chỉnh.
B. Hoàn chỉnh.
C. Đơn giản.
D. Phức tạp.
Câu 37. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa phát triển.
C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.
Câu 38: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 39: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Câu 40: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:
A. Thuế.
B. Hoa lợi.
C. Địa tô.
D. Tô, tức
-----------------------------------------------------------------------