Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

HC

Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào? Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 . Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên  là gì? Mục đích gì?

Câu 3. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu … Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

Câu 4. Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?

Câu 5. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 6. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

 Giúp tuii ạ 

DH
2 tháng 1 lúc 0:21

Câu 1: "Hai kiểu áo" thuộc thể loại truyện cười. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 2: Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên là cho thấy sự phân biệt đối xử của quan lớn đối với các giai cấp khác nhau trong xã hội. Mục đích là để phê phán những ông quan lớn hách dịch với nhân dân nhưng thích đi xu nịnh quan to lớn hơn.

Câu 3: Nghĩa hàm ẩn trong câu "nếu ngài mặc... phải ngắn lại" là muốn thăm dò xem quan lớn muốn may theo kiểu tiếp khách sang trọng hay tiếp những người nghèo khổ. Từ đó làm rõ sự bất công của quan đối với hai tầng lớp xã hội khác nhau.

Câu 4: Chi tiết "người thợ may" hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa mỉa mai sự hách dịch, coi thường của ông quan với nhân dân nhưng lại coi trọng thể diện trước quan lớn khác.

Câu 5: Bài học có ý nghĩa nhất đối với em là: chúng ta cần phê phán, lên án sự bất công trong cách đối xử với mọi người xung quanh chỉ vì giai cấp xã hội của họ đặc biệt là khinh bỉ với những người nghèo khổ. Vì vậy chúng ta cần mở lòng yêu thương và có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người xung quanh.

Câu 6: Qua câu chuyện trên, tác giả phê phán quan lại trong xã hội đối xử bất công với những người dân nghèo khổ, đặc biệt là sống xa hoa phung phí trên máu và nước mắt của người dân để giữ thể diện trước mặt quan lớn khác.

Bình luận (0)