QN

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á.

Câu 2: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 3: Trình bày đặc điểm xã hội Đông Nam Á.

Câu 4: Em biết gì về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ?

Câu 5: Vì sao nói VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản?

Câu 6: Nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí tự nhiên của nước ta.

Câu 7: Biển VN đem lại những thuận lợi khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân?

Câu 8: Trình bày các giai đoạn địa chất trong ịch sử phát triển tự nhiên VN.

TD
21 tháng 2 2017 lúc 20:27

Câu 7: Biển VN đem lại những thuận lợi khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân?

Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:

- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất

Bình luận (0)
NA
21 tháng 2 2017 lúc 19:21

mấy câu đó tui có đáp án ớbanhqua

Bình luận (0)
DD
21 tháng 2 2017 lúc 19:23

1.
- Dân cư phân bố không đều
- Dân cư lập trung đông (trên 100 người/Km2) ở vùng ven biển của Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

- Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.

2.

Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ Địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ

3.

Kinh tế xã hội : các nc Nam Á có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu sản xuất nông nghiệp
Ấn độ có nền kinh tế phát triển nhất châu á
công nghiệp phát triển nhiều ngành đặc biệt với các ngành công nghệ cao nông nghiệp : lúa mì, bông ,bò, ngô ,dê ,cừu ,...

Bình luận (0)
DD
21 tháng 2 2017 lúc 19:25

4.

- Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

Mục tiêu :

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

5. - Tài nguyên sinh vật :Việt Nam là nước nằm ờ vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật cũng như hệ sinh thái.
- Lãnh thổ VN nằm ở chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điềm tiếp giáp của Đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của đại dương Paxtie với mảng lục đại Á - Âu nên có mặt hầu hết khoáng sản quan trọng trên Trái Đất .
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản thứ 7 trên thế giới.
- Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ nén, ép thường tạo ra mỏ than ( Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn thường tạo ra mỏ dầu ( vùng biển phía Đông Nam).
- Dầu khí, sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Austraylia và Chile, đất hiếm đứng sau Trung Quốc và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

Bình luận (0)
DD
21 tháng 2 2017 lúc 19:28

6. Chịu

7.

- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

8. Câu này mình không biết nên lên mạng bạn tham khảo tạm ^^

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:11

1.

– Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, dân số khu vực đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao.
– Dân cư phân bố không đều: tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
– Dân cư Đông Nam Á sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều quốc gia thuộc hải đảo sử dụng tiếng Anh.

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:12

3.

Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đáu tranh giành độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt, vừa có sự đa dạng trong văn hoá từng dân tộc. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước.

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:13

2.

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:15

4.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
– Bắt đầu thành lập kể từ năm 1967 với mục tiêu hợp tác về mặt quân sự, kể từ năm 1995 cho đến nay hiệp hội được mở rộng với mười nước thành viên và mục tiêu hoạt động họp tác nhau để cùng phát triển đồng đều, ổn định trên nguyên tắc tự nguyện,
tôn trọng chủ quyền của nhau.

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:16

5.

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
– Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng
– Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
– Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+Than: Quảng Ninh
+Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.
+Bô xit, apatit (Lào Cai)
+Đất hiếm, đá vôi…

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:17

6.Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta :
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:18

Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

Bình luận (0)
TD
21 tháng 2 2017 lúc 20:19

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á.

- Dân số đông.
- Mật độ dân số cao (124người/km2 - thế giới: 48 người/km2).
- Cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (>50%).
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm.
- Dân cư phân bố ko đồng đều.

Câu 2: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

Bình luận (0)
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:20

8.Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm 3 giai đoạn lớn

– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Bình luận (0)
TD
21 tháng 2 2017 lúc 20:23
Câu 3: Trình bày đặc điểm xã hội Đông Nam Á. - Đa dân tộc, đa tôn giáo.
- Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
- Văn hoá đa dạng.
- Có nhiều nét tương đồng, về văn hoá, phong tục tập quán..

Bình luận (0)
TD
21 tháng 2 2017 lúc 20:25

Câu 4: Em biết gì về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ?

ASEAN thành lập 8/8/1967:
Lúc đầu có 5 thành viên đến nay có 10 thành viên. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 1/7/1995.
- Trong 25 năm đầu thành lập là một khối hợp tác về quân sự.
- Từ đầu thập niên 90 với mục tiêu chung giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, cùng phát triển kinh tế, xã hội.
- Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, hợp tác toàn diện hơn.

Câu 5: Vì sao nói VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản?

Gồm các nguyên nhân sau:
- Tài nguyên sinh vật :Việt Nam là nước nằm ờ vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật cũng như hệ sinh thái.
- Lãnh thổ VN nằm ở chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điềm tiếp giáp của Đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của đại dương Paxtie với mảng lục đại Á - Âu nên có mặt hầu hết khoáng sản quan trọng trên Trái Đất .
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản thứ 7 trên thế giới.
- Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ nén, ép thường tạo ra mỏ than ( Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn thường tạo ra mỏ dầu ( vùng biển phía Đông Nam).
- Dầu khí, sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Austraylia và Chile, đất hiếm đứng sau Trung Quốc và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

Bình luận (0)
TD
21 tháng 2 2017 lúc 20:27

Câu 6: Nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí tự nhiên của nước ta.

1. Vị trí địa lí

– Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
– Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.

2. Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận :
– Phần đất liền : Có diện tích 331.212 km2 (2006- số liệu của TCTK). Hệ toạ độ : 8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ. Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía tây, phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.
– Phần biển : Có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận : nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.
– Vùng trời : Là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ.

Bình luận (0)
DN
11 tháng 2 2019 lúc 21:16

Câu này mình mà nói là chỉ có đúng!

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Chồi ôi! Ông Chan đẹp trai quá!!!

ok

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết