Câu 1: Trái Đất có kích thước rất lớn với tổng diện tích khoảng bao nhiêu?
Câu 2: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
Câu 3: Vĩ tuyến dài nhất trên Trái Đất là vĩ tuyến bao nhiêu độ?
Câu 4: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 1 độ thì ta vẽ được 1 kinh tuyến. Vậy sẽ vẽ được tất cả bao nhiêu kinh tuyến?
Câu 5: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 10 độ thì ta vẽ được 1 kinh tuyến. Vậy sẽ vẽ được tất cả bao nhiêu kinh tuyến?
Câu 6: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 1 độ ta vẽ được 1 vĩ tuyến thì sẽ vẽ được bao nhiêu vĩ tuyến tất cả?
Câu 7: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 10 độ ta vẽ được 1 vĩ tuyến thì sẽ vẽ được bao nhiêu vĩ tuyến tất cả?
Câu 8: Các đường kinh tuyến trên quả Địa Cầu:
A. Nhỏ dần từ Đông sang Tây C. Đều bằng nhau
B. Lớn dần từ Đông sang Tây D. Tất cả đều sai
Câu 9: Nước ta nằm ở nửa cầu nào?
Câu 10: Bản đồ là gì?
Câu 11: Để biết được tình hình phân bố dân cư, dùng bản đồ nào để biết?
Câu 12: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ độ gì?
Câu 13: Tọa độ địa lí là gì?
Câu 14: Nước ta nằm về hướng nào?
Câu 15: Có mấy loại kí hiệu?
Tớ giải từng câu nha:
=> Câu 1:
Bán kính trung bình 6.371,0 km
Bán kính tại xích đạo 6.378,1 km
Bán kính tại cực 6.356,8 km
Chu vi 40.075,02 km (xích đạo)
40.007,86 km (kinh tuyến)
40.041,47 km (trung bình)
Thể tích 1,0832073×1012 km3
Khối lượng 5,9736×1024 kg
Diện tích bề mặt Trái Đất là 43.256.277 km²
Tổng diện tích toàn bộ các châu lục là 148.647.000 km², chiếm khoảng 29,1% diện tích bề mặt Trái Đất.
Câu 2:
=> Trái Đất hình cầu, kinh tuyến là những đường thẳng cắt dọc, một vòng trái đất là tương đương 360 độ, vậy nên đối diện kinh tuyến gốc(tức là một nửa vòng Trái Đất) là kinh tuyến 180 độ.
Câu 15:
=>
Các loại ký hiệu bản đồ
– Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước .
– Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu.
– Thường phân ra 3 loại kí hiệu:
+ Điểm.
+ Đường.
+ Diện tích.
– Phân 3 dạng:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.
Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...).
Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.
Câu 15:
Gồm 3 loại:
- Kí hiệu điểm
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
Dài quá, lần sau đăng từng câu một thôi bạn!
Câu 10:
=> Bản đồ là : hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh
Ccâu 13:
=> Tọa độ địa lý được hình thành bởi hai thành phần là vĩ độ và kinh độ. Vị trí theo chiều bắc-nam của một điểm được thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông-tây thì thể hiện bằng kinh độ.
C1: 510072000 km²
C2: Kinh tuyến 180 độ.
C4:360 kinh tuyến
C5:36 kinh tuyến
C6:180 vĩ tuyến
C7:18 vĩ tuyến
C9: Nửa cầu Bắc và Nửa cầu Đông
C10: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả bề mặt Trái Đất.
C13:Tọa độ địa lí là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
C15:3 loại
Câu 13: tọa độ địa lí dc hình thành bởi 2 thành phần là kinh độ và vĩ độ. Vị trí theo chiều Bắc -Nam của 1 điễm dc thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông -tây thì thể hiện bằng kinh độ.
..Chúc bạn học tốt..
Câu 9: Việt Nam nằm ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Đông
Câu 9: Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu vì nằm ở phía bắc Xích Đạo. Nhưng tùy theo vị trí kinh tuyến gốc được chọn mà sẽ là Đông bán cầu hay Tây bán cầu.
Theo dân dụng hiện tại phổ biến sử dụng kinh tuyến Greenwich làm kinh tuyến gốc nên Việt Nam được xem nằm ở Đông bán cầu.
Đó là dân dụng, còn trong khoa học không nhất thiết cái gì sử dụng phổ biến ở ngoài thì được dùng. Khi dùng kinh tuyến gốc khác thì vị trí Đông - Tây sẽ khác. Trong hàng hải cũng có sử dụng kinh tuyến Paris. Còn bản đồ Nhật Bản (tiếng Nhật) đặt nước Nhật ở giữa, đôi khi sử dụng kinh tuyến đi qua nước Nhật làm kinh tuyến gốc.
Nói thêm : trong dân dụng thường dùng đơn vị "độ C" để đo nhiệt độ. Nhưng trong khoa học (Hóa, Lý) hầu như không dùng, phổ biến là dùng "độ K", và trong một số nguyên lý cao cấp lại dùng "độ F"
Tuyến đổi ngày là một kinh tuyến quan trọng. Việt Nam nằm ở phía Tây tuyến đổi ngày.
Câu 10: Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.
Câu 11: Tỉ lệ của một bản đồ địa lý là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.
Câu 15: Có 3 loại kí hiệu:
+ Kí hiệu đường
+Kí hiệu điểm
+Kí hiệu diện tích
Câu 2: Là kinh tuyến gốc, 0 độ.
Câu 3: Là vĩ tuyến gốc, 0 độ