GH

Câu 1: Nêu tập tính bắt và tiêu hóa mồi ở nhện?

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của Chân khớp? Đặc điểm cấu tạo nào của Chân khớp khiến chúng đa dạng về tập tính và môi trường sống?

 

Câu 3: Nêu một số tập tính ở mực? Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố ở tôm?

DT
11 tháng 12 2021 lúc 13:53

tHam khảo:

+ Chăng lưới: Chăng dây tơ khung ,chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi(ở trung tâm lưới).

+ Bắt mồi: ngoam chặt mồi,chích nọc độc,tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi,trói chặt mồi rồi treo vào lưới để 1 thời gian ,hút dịch lỏng ở con mồi.

Bình luận (1)
DT
11 tháng 12 2021 lúc 13:54

Tham khảo

Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp, -Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở -Các chân phân khớp động -Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể Đặc điểm nào của chân khớp đa dạng về Tập tính và môi trường sống -Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

Bình luận (1)
DT
11 tháng 12 2021 lúc 13:55

THam khảo

Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm? Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 12 2021 lúc 13:56

Câu 1 :

– Nhện hút dịch lỏng ở con mồi 
– Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc 
– Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi 
– Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

 

Câu 2: 

Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ:

- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.

Câu 3:Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.



 

Bình luận (0)
LM
11 tháng 12 2021 lúc 13:58

Tham khảo:

Câu 1:

+ Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi(ở trung tâm lưới).

+ Bắt mồi: ngoam chặt mồi,chích nọc độc,tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi,trói chặt mồi rồi treo vào lưới để 1 thời gian, hút dịch lỏng ở con mồi.

Câu 2: 

Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ:

- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Câu 3: 

Một số tập tính của mực:

   - Săn mồi bằng rình bắt hoặc đuổi bắt.

   - Phun chất lỏng màu đen để tự vệ.

   - Chăm sóc trứng và bảo vệ con non: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển. Khi con non trưởng thành sẽ rời mẹ để tự kiếm ăn.

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.
 

Bình luận (0)
PG
11 tháng 12 2021 lúc 14:00

 

Câu 1Nêu tập tính bắt và tiêu hóa mồi ở nhện?

   Nhện có tập tính chăng tơ để bắt mồi, sau đó tiến hành tiêu hóa ngoài: tiết dịch vào cơ thể con môi để tiêu hóa rồi hút dịch đã được tiêu hóa.

Câu 2Nêu đặc điểm chung của Chân khớp ? Đặc điểm cấu tạo nào của Chân khớp khiến chúng đa dạng về tập tính và môi trường sống?

- Đặc điểm chung: 

     + Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

     + Các chân phân đốt khớp động.

     + Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

- Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ:

     + Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

     + Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Câu 3: Nêu một số tập tính ở mực? Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố ở tôm?

- Một số tập tính của mực:

   + Săn mồi bằng rình bắt hoặc đuổi bắt.

   + Phun chất lỏng màu đen để tự vệ.

   + Chăm sóc trứng và bảo vệ con non: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển. Khi con non trưởng thành sẽ rời mẹ để tự kiếm ăn

- Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
0A
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
IY
Xem chi tiết