Bánh chưng- bánh giầy

H2

Trong lịch sử, vua Hùng thường truyền ngôi cho con cả. Tại sao trong sự tích bánh chưng, bánh giầy, vua lại nhừng ngôi cho lang liêu ?

FK
21 tháng 7 2017 lúc 15:04

Đúng là trong lịch sử, vua thường truyền ngôi cho con cả. Nhưng trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, vua lại chọn người vừa ý mình. Điều này cho thấy có độ "lệch" giữa yếu tố sử và yếu tố truyện. Việc truyền ngôi báu cho con cả là một tiền lệ nhưng việc chọn người con nào trong truyền thuyết này lại không nhất thiết phải giống hệt như trong lịch sử. Trong Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng phá lệ, truyền ngôi cho Lang Liêu vì ba lí do:

- Lang Liêu là người chăm chỉ, chăm làm. Hoạt động của chàng và sản phẩm mà chàng mang lên dâng vua đều gắn với ý thức trọng nông. Trong khi các lang thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chỉ có khoai lúa. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, đó là sản phẩm do mồ hôi, công sức của chàng đổ ra.

- Bánh chưng, bánh giầy được làm ra vừa là tinh hoa của đất trời, vừa là kết quả do bàn tay của con người biết làm lụng tạo nên. Trong chiếc bánh giản dị ấy, hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người : lòng tôn kính, sự thông minh, hiếu thảo,...

- Chiếc bánh Lang Liêu làm ra không đơn thuần là món ăn thông thường mà còn hàm chứa một ngụ ý sâu xa : tượng Đất (bánh chưng), tượng Trời (bánh giầy), tượng muôn loài (cầm thú, cỏ cây),...

Bình luận (0)
PL
21 tháng 7 2017 lúc 14:37

Vì Lang Liêu có tài, dù nghèo nhưng biết tận dụng cái đang có chứ không như những người anh giàu có nhưng không biết cách để dùng câí mà mình có!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PC
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
BM
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết