Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

H24

Câu 1: Giải thích nhan đề Thuế Máu

Câu 2 : Chế độ lính tình nguyện là gì ?

Câu 3 : Thú lâm truyền được thể hiện như thế nào trong bài thơ tức cảnh pác bó .

Câu 4 :Hai phép so sánh , phép nào hay hơn. vì sao ?

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Và :

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thu góp gió.

LH
19 tháng 3 2018 lúc 14:09

Câu 1:

Thuế máu là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề đã gợi cho ta thấy những hình ảnh đau thương, căm thù đối với chủ nghĩa thực dân Pháo. Chúng đã lợi dụng những con người thuộc địa nghèo khổ ấy để phục vụ cho chiến tranh phi nghĩ- tham vọng của chúng (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918).

Bình luận (0)
HN
19 tháng 3 2018 lúc 15:00

Câu 2:

-Chế độ lính tình nguyện ở đây thực chất là một chế độ hết sức tàn bạo, trắng trợn và vô lương tâm

- Chế độ lính tình nguyện trước và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất- là hai bộ mặt hoàn toàn khác nhau

- Trước thì họ, " nhưng người da đen bẩn thỉu" , " những người An-nam-mít bẩn thỉu" chỉ là những người chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ thì họ lại là những " đứa con yêu", những " người bạn hiền" của quan cai trị phụ mẫu nhân hậu.

- Họ đã phải rời xa gia đình, phơi thây ở các bãi chiến trường châu Âu. Khi chiến tranh kết thúc, người nào còn sống thì sẽ đc trở về quê hương. Khi xuống tàu trở về nước thì dc một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng câu: " Các anh đã bảo vệ tổ quốc thế là tốt. Bây giờ chúng tôi ko cần các anh nữa, cút đi!"

Bình luận (0)
HN
19 tháng 3 2018 lúc 15:04

Câu 1:

-Thuế là khoản thu bắt buôc khi kinh doanh hoặc sản xuất

- Máu là yêu tố quan trọng để nuôi sống con người

-> Đặt nhan đề " Thuế máu" là cách nói ẩn dụ: đóng nộp bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề giàu hình ảnh, gợi sự đau thương, sức tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Chúng đã lợi dụng xương máu của người dân nghèo khổ ở các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918)

Bình luận (0)
HN
19 tháng 3 2018 lúc 15:06

Câu 3:

- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa.

- Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó:

+ Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối.

+ Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái.

+ Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết