Đề cương ôn tập văn 10 học kì II

BY

Câu 1. Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề " sống thật với chính mình "

Câu 2 . Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày về vai trò của tỉnh thần tự học

Câu 3 . Phân tích 12 câu thơ đầu đoạn trích " Trao duyên"

Câu 4 . Phân tích 8 câu thơ cuối đoạn trích "trao duyên"

Câu 5 . Phân tích 4 câu thơ đầu đoạn trích " Chí khí anh hùng"

TP
14 tháng 6 2020 lúc 21:44

3)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du (tên tuổi, vị trí trong nền văn học), tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 12 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Thân bài

1. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

+ “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.

+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: “Lạy, thưa”

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.

+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.

2. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

a. Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình.

- Thành ngữ “đứt gánh tương tư”: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.

- Chữ “mặc”: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân.

b. Kiểu kể về mối tình với chàng Kim

- Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời.

c. Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết

- Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân’: Tuổi trẻ

=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

- “Tình máu mủ”: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống

=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Lí lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lí khiến Vân không thể không nhận lời

⇒ Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm, cảm xúc.

3. Nghệ thuật

- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình

- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 12 câu thơ đầu

- Bày tỏ suy nghĩ của mình: Đây là những câu thơ hay, xúc động nhưng cũng đầy lí trí.


Bình luận (0)
H24
15 tháng 6 2020 lúc 18:12

4) I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích: Vị trí, nội dung của đoạn trích và nội dung, giá trị của 8 câu thơ cuối.

II. Thân bài

1. Mạch cảm xúc của bài

- Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng

- Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.

2. Thực cảnh đau xót của Kiều.

- Sử dụng một loạt các thành ngữ.

+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ

+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát

+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo

+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.

→ Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.

⇒ Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.

⇒ Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.

3. Tiếng gọi chàng Kim

- Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc

- Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.

- Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng

→ Tình cảm lấn át lí trí.

4. Nghệ thuật

- Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.

- Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi

- Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ

Bình luận (0)
H24
15 tháng 6 2020 lúc 18:13

5) I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

- Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng

II. Thân bài

1. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu thơ đầu)

a. Hoàn cảnh chia tay:

- Thời gian

+ “Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống.

+ “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải.

=> Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc

=> Ý chí quyết tâm, khí chất anh hùng.

b. Hình ảnh từ Hải

* Lí do ra đi:

- “Trượng phu”: Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ngợi ca.

=> Cách nói này thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng, dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.

- “Thoắt”: là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.

=> Nó cho thấy cách nghĩ, cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải. Đó chính là tính cách của người anh hùng.

- “Động lòng bốn phương”: Chỉ chí khí anh hùng, khát khao tung hoành.

=> Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.

* Tư thế ra đi

- “Trông vời trời bể mênh mang”: cụm từ mang cảm hứng vũ trụ.

=> Tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩ phi thường.

- “Thanh gươm yên ngựa”: một mình, một gươm, một ngựa

=> Tư thế hiên ngang, dũng mãnh, phóng khoáng

- “Lên đường thẳng rong”: đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn.

=> Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất.

=> Từ Hải là con người của khát vọng, công danh phi thường.

2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (12 câu thơ tiếp)

a. Lời của Kiều

- Xưng hô: “chàng- thiếp” → dịu dàng, ân cần.

- “Phận gái chữ tòng”: Ý thức bổn phận

- “Một lòng xin đi”: quyết tâm theo Từ Hải

=> Thúy Kiều kính trọng và hết mực yêu thương chồng. Xứng danh là tri kỷ của Từ Hải.

b. Lời của Từ Hải

* Lời đáp

- “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết.

- “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ ủy mị, yếu đuối

=> Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng.

* Lời hứa

- Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”: tương lai thành công.

- “Rõ mặt phi thường”: chứng tỏ được tài năng xuất chúng

=> Từ Hải nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp

- “Rước nàng nghi gia”: cho Kiều danh phận, cuộc sống viên mãn

=> Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

* Lời khuyên

- “Bốn bể không nhà”: thực tế khó khăn, gian nan.

- “Theo càng thêm bận”: việc lớn sẽ bị ảnh hưởng, không quan tâm, lo cho Kiều được

- “Đành lòng chờ đó ít lâu”: an ủi, mong Kiều bằng lòng chờ đợi.

- “Một năm sau”: thời gian cụ thể. Hứa hẹn sẽ thành công

=> Từ Hải là người chồng tâm lí-người anh hùng nhưng rất vẫn đời thường, gần gũi, chân thực.

=> Từ Hải là người anh hùng có khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai lại là người tâm lí, rất đời thường.

3. Quyết tâm ra đi của Từ Hải (2 câu thơ cuối)

- Hành động: Quyết lời, dứt áo ra đi

=> Thái độ, hành động dứt khoát, không hề do dự, bịn rịn.

- Hình ảnh ẩn dụ: “chim bằng”: Là loài chim quý tượng trưng co người anh hùng.

=> Khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ

=> Từ Hải là người anh hùng có tài năng, bản lĩnh, chí khí, ước mơ công lí.

4. Nghệ thuật.

- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng

- Lời đối thoại bộc lộ tính cách.

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng qua dáng vè, hành động.

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết