PL

Câu 1. (3 điểm)

       Hãy lí giải hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu” của tác giả Lí Bạch trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ

 Câu 2. (5 điểm)

Đọc bài ca dao sau:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

    Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

       Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?

Trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài thơ ?

TT
10 tháng 2 2022 lúc 22:42

Tham khảo:

Câu 1:

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu”   Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu. Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Câu 2:

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một bài ca dao như thế.

Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho rùa vàng:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

binh giang ru nhau xem canh kiem ho
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

!
Hai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.

Đặc biệt câu thơ cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.

Có thể nói cả bài ca dao đã vẽ lên một cảnh đẹp Hồ Gươm của nước ta. Ở đây chúng ta không những được tận hưởng những cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà chúng ta còn tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.

Bình luận (7)
H24
10 tháng 2 2022 lúc 22:54

Câu 1:

- Ngẩng đầu: Thể hiện hành động nhìn lên ánh trăng sáng của tác giả từ đó gợi sự liên tưởng từ không gian nhỏ bé hướng tới một nơi rộng lớn hơn (trong đó đặc biệt là về quê hương).Gợi nỗi niềm nhớ quê của người con xa xứ bấy lâu.

- Cúi đầu: Khắc họa nỗi nhớ da diết,tình cảm của tác giả với quê hương.Không chỉ vậy,trong thứ tình cảm ấy còn mang một chút hổ thẹn,buồn tủi của một người con xa cách quê nhà nhiều năm.

\(\Rightarrow\) Hai hành động liền nhau cho ta thấy sự mạch lạc trong cảm xúc của nhân vật trữ tình(ở đây là tác giả) đồng thời thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Lý Bạch.

Câu 2: Tham khảo

Câu thơ kết cất lên như sự thăng hoa của cảm xúc tự hào: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”. Như vậy, Hà Nội chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của cả nước. Nó vừa là vẻ đẹp tự nhiên vừa là vẻ đẹp linh thiêng trong tâm hồn dân tộc. Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng thể hiện lòng biết ơn, sự thành kính của con người đối với lớp lớp cha ông đã dày công bồi đắp công trình.

Bình luận (0)
DH
11 tháng 2 2022 lúc 0:29

bài này khá hay

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MY
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết