I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !
( Theo Băng Sơn)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình
a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh.
b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.
c. Những làn hương quen thuộc của đất quê
d. Những đồng lúa xanh mát.
2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ?
a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau.
b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c. Do mùi thơm của nước hoa.
d. Mùi thơm của những vườn hoa.
3. Trong câu “ Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” Từ đó chỉ cái gì ?
a. Đất quê.
b. Những bông lúa
c. Làng.
d. Làn hương quen thuộc của đất quê.
4. Ở đoạn 3, tác giả miêu tả hương thơm của những sự vật nào? Khi miêu tả những làn hương ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn nào?
|
|
|
5. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?
a. Hoa thiên lí, hương cốm, hương lúa
b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
c. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh.
d.Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ.
6*. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ?
a.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
b.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
c.Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
d. Vì những mùi thơm đó gắn với tuổi thơ của tác giả.
7*.Trong đoạn văn cuối bài: “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh nay có gì đặc biệt ? Hãy nêu nêu tác dụng của cách so sánh đó .
|
|
|
|
|
8. Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với quê hương mình? Dựa vào đâu em hiểu được điều đó?
|
|
|
|
|
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
a. Dấu phẩy được in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì ?
“ Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi”
A. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế câu ghép.
C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phân chính của câu.
D. Ngăn cách bộ phận chủ ngữ với vị ngữ.
b. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy.
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc.
C. không khí, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
D. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc, no nê.
c. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
“ Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng”
A. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt .
B. Hương từ đây cứ
C. Hương từ đây.
D. Hương
4. Trong câu “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ?
A. giả dối. B. giả danh C. nhân tạo D. sáng tạo
5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ?
A. Tính từ B. danh từ C. Động từ D. Đại từ
6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
“ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.”
A. so sánh B. nhân hóa C. Lặp từ D. Nhân hóa và so sánh
7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?
“ Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.”
A. Chỉ nơi chốn B. chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích
8. Những từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
A, may mắn B, đau khổ C, sung sướng
D, giàu có E, buồn bã G, viên mãn
9. Những từ nào trái nghĩa với từ hạnh phúc?
A, buồn rầu B, phiền hà C, bất hạnh D, nghèo đói E, cô đơn G, khổ cực H, vất vả I, bất hòa
10. Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm ?
A. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
B. Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé !
C. Làng bản, rừng núi chìm trong bản sương mù
Bài 2. Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
( phúc, phúc đức, phúc lộc, phú quý)
a)............... tại mẫu.
b) Anh em thuận hòa là nhà có ............
c) ............... sinh lễ nghĩa.
d) .................. đầy nhà.
Bài 3: Xếp các từ sau: mãn nguyện, đau lòng, thất vọng, như ý, vui vẻ, mất mát, thành công, toại nguyện, sung sướng, bất hạnh vào hai nhóm
Đồng nghĩa với hạnh phúc |
Trái nghĩa với hạnh phúc |
……………………... …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. ……………………..
|
………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… |
Bài 4: Tìm 3 từ chứa tiếng “phúc” với nghĩa “may mắn, tốt lành” và đặt câu với những từ đó.
|
|
|
|
|
Bài 5. Sắp xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các chủ đề cho phù hợp.
- Môi hở răng lạnh.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Học thầy không tày học bạn.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Quan hệ gia đình |
Quan hệ thầy trò |
Quan hệ bạn bè |
……………………... …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. ……………………..
|
………………………… ………………………… ………………………… Đọc bài " Bà tôi " và trả lời câu hỏi : Đoạn 2 tả nhũng đặt điểm gì về ngoại hình của Bà Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:- Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương la... Đọc tiếp Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. ( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7) a. Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên: b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy: Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:- Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương la... Đọc tiếp Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. ( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7) a. Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên: b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy: 7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiềunơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như ngườilàng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thươngvẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này”. (Nguyễn Khải)Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?A. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nốiB. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữC. Thay thế t... Đọc tiếp 7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới đoạn văn.
Sau này, làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba-ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Tôi quyết định chọn một đôi giày ba-ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình... Đọc tiếp Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới đoạn văn. "Sau này, làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba-ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Tôi quyết định chọn một đôi giày ba-ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng." a) Tại sao lúc ra khỏi lớp, Lái không mang ngay đôi giày mà cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng? b) Hãy nêu suy nghĩ, tình cảm của em sau khi đọc xong đoạn văn trên.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :« Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. »Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng mấy cách ? Đó là những cách nào ? Đọc tiếp Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Khi được hỏi "vào Sài Gòn làm gì?, anh Thành trả lời ra sao? A. không trả lời, hỏi ngược lại "Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì.... ờ... anh là người nước nào?" B. Có lẽ thôi, anh ạ. C. Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? D. Tôi vào đó làm giáo viên Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.”a. Dấu hai chấm trong câu (1) có tác d... Đọc tiếp Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.” a. Dấu hai chấm trong câu (1) có tác dụng gì? b. Câu 3 được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết? c. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ đó, em cảm nhận gì về công việc của anh Thận? Khoá học trên OLM (olm.vn)Khoá học trên OLM (olm.vn) |