nhân vật lão hạc có những phẩm chất tốt đẹp nào. em hiểu ntn về tình cảm của lão dành cho con trai.trình bày suy nghĩ về tình cảm và phẩm chất đo bằng 1 đvăn khoảng 14-16 câu theo dạng (diễn dịch và tph)
Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn”
A. Tôi đi học
B. Trong lòng mẹ
C. Tức nước vỡ bờ
D. Lão Hạc
Nếu viết: “Trong tác phẩm Tắt đèn thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.” câu văn sai vì sao?
A. Đặt dấu chấm câu khi câu chưa kết thúc.
B. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.
C. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
D. Đặt dấu phảy ngắt câu không phù hợp.
nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
hướng dẫn làm bài:
A. Mở bài:
Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao
B. Thân bài:
- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)
- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)
- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...
C. Kết bài:
- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.
-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Chúng ta vừa đối xử thế nào với tất cả người xung quanh?” hoặc “Bạn cảm giác thế nào nếu đối xử tốt với ai đó?”. Có thể bạn sẽ thấy vui vì “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
“Tình thương” là thứ tình cảm mà khiến chúng ta muốn quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Còn “hạnh phúc” là tâm trạng vui sướng khi đạt được điều mình muốn hay khi mang lại hạnh phúc cho người khác. Khi bạn làm cho ai đó một chuyện gì mà chuyện làm đó xuất phát từ tình thương chân thành trong trái tim, bạn sẽ cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Vậy nên mới có quan niệm “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Tình thương không phải là điều gì xa xôi, khó đạt tới. Bạn hãy thử nhìn xung quanh mình xem. Tình thương yêu hiện diện khắp nơi quanh chúng ta đấy! Những ai có gia đình sẽ cảm nhận được tình thương yêu từ người thân trong gia đình như cha mẹ, ông bà, anh chị em… Tình yêu gia đình là tình yêu bền vững nhất. Những ai được cắp sách đến trường sẽ cảm nhận tình thương giữa bạn bè, tình thương của thầy và trò. Tình thương này làm cho mỗi người ấm áp hơn, tươi vui hơn, có động lực để học tập, xây dựng tương lai cho bản thân. Ngoài ra còn có tình thương cho những người cùng kiệt khổ, những người không may mắn trong xã hội. Tình cảm này thúc đẩy chúng ta giúp đỡ nhau, tạo nên sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong xã hội. Cuộc sống sẽ hạnh phúc biết bao nếu chúng ta được sống trong tình yêu thương của tất cả người.
Tuy nhiên chúng ta không nên chỉ nhận tình thương mà còn phải học cách cho đi nữa. Yêu thương người khác cũng là yêu bản thân mình. Chính vì vậy con người hạnh phúc nhất là khi cho đi tình thương và được đáp trả lại tình yêu thương từ người khác.
Tình thương sẽ là thứ tình cảm đáng quý nếu nó được thể hiện đúng chỗ, đúng mục đích. Có những tình thương không những không mang lại hạnh phúc mà thậm chí còn mang bất hạnh cho người mình thương yêu. Điển hình là có những bậc cha mẹ vì quá yêu thương con, cưng chiều con cái quá mức vừa vô tình làm hư con mà dẫn đến bất hạnh cho cuộc sống của chúng sau này. Hay như chuyện lợi dụng tình thương của người khác để ỉ lại, giả dạng hành khất, lười nhác không chịu lao động, sống bằng đồng tiền bố thí của người khác. Những phần tử đó chỉ lũy phần làm băng hoại xã hội mà thôi.
Như vậy để yêu thương đúng cách cũng không phải dễ. Chúng ta cần rèn luyện thói quen suy nghĩ, hành động đúng đắn để không biến tình thương thành thuốc độc bạn nhé!
Tình thương là thứ tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp nhất cùa con người. Nếu bạn cho đi tình thương mà không được đáp lại thì cũng đừng vội buồn mà hãy vui lên, vì khi đó bạn vừa có một tình cảm lớn lên trong trái tim mình.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
“Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên…Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
(Lòng tự trọng- BáoMới.com, 22/2/2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 2: Xác định câu văn chủ đề của đoạn trích trên và cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào? Câu 3:Thế nào là luận điểm và vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận? LÀM VĂN : Câu 1: Viết đoạn văn ngắn( khoảng 7- 10 câu), trình bày suy nghĩ về niềm tin, ý chí của người tù Hồ Chí Minh qua văn bản “ Đi đường” Ngữ văn 8 tập 2,Trang 39. Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.” Bằng hiểu biết của em về bài thơ, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
trong chương trình Ngữ văn 8 ở học kì 1 em đã học những văn bản đặc sắc ca ngợi về vẻ đẹp của con người như bé Hồng thông minh, luôn kính trọng mẹ; Lão Hạc yêu thương con hết mực, sẵn sàng hi sinh vì con; chị Dậu mạnh mẽ, dũng cảm đấu tranh bảo vệ chồng; cụ Bơ-men cao thượng, giàu đức hi sinh hay nhân vật cô bé bán diêm bất hạnh, giàu ước mơ...Em hãy viết một đoạn văn từ 12-15 câu nêu cảm nhận của em về một nhân vật ấn tượng nhất trong đó có sử dụng thán từ
Câu 2: (2 điểm)
Nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao đã để lại biết bao ấn tượng khó phai trong lòng độc giả về hình ảnh của người tri thức nghèo. Ông là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông, trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.
Từ nhận định trên, em hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng ½ trang giấy thi) nêu cảm nhận về nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao.