Sau khi học xong bài tập đọc Những người bạn tốt, em hãy tóm tắt ngắn gọn lại câu chuyện
1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ... (Sưu tầm) Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 Điểm) A. Dùng đom đóm làm đèn. B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn. C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê. D. Làm đèn từ những con đom đóm. 2. Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 Điểm) A. Bằng chiếc khăn mỏng. B. Bằng chiếc thau nhỏ. C. Bằng vợt muỗi điện. D. Bằng vợt vải màn. 3. Câu 3. Trò chơi đầu tiên với đom đóm là gì? (0.5 Điểm) A. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. B. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào túi lụa, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. C. Chúng tôi bắt đom đóm thả vào vườn nhãn. D. Chúng tôi bắt đom đóm làm đèn để rước đèn đêm Trung thu. 4. Câu 4. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 Điểm) A. Làm đèn để học bài vào buổi tối. B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt. D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi. 5. Câu 5. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 Điểm) A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “Đom đóm”. C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm. D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào. 6. Câu 6. Xét theo cấu tạo, từ “đom đóm” là loại từ nào? (0.5 Điểm) A. Từ đơn B. Từ phức C. Từ láy D. Từ ghép 7. Câu 7. Dòng nào dưới đây không chứa toàn từ láy? (0.5 Điểm) A. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, da diết B. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, nghịch ngợm, da diết C. chán chê, lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, da diết D. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, nghịch ngợm, da diết. 8. Câu 8. Từ “cho” trong câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.” thuộc từ loại nào? (0.5 Điểm) A. danh từ B. động từ C. tính từ D. quan hệ từ 9. Câu 9. Từ nào đồng nghĩa với từ “giản dị”? (0.5 Điểm) A. giản lược B. giản đơn C. xuề xòa D. tiết kiệm 10. Câu 10. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “chạy” trong câu: “Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.” (0.5 Điểm) A. Di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh, liên tiếp. B. Di chuyển nhanh đến nơi khác không kể bằng cách gì. C. Chịu bỏ dở, không theo đuổi đến cùng. D. Nhanh chóng tránh đi điều gì không hay thường bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi khác. 11. Câu 11. Cấu tạo của chủ ngữ trong câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.” là: (0.5 Điểm) A. Danh từ B. Tính từ C. Đại từ D. Cụm danh từ 12. Câu 12. Câu “Thế là được cái túi kì diệu!” thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? (0.5 Điểm) A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu hỏi D. Câu khiến 13. Câu 13. Dấu phẩy trong câu “Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng.” dùng để làm gì? (0.5 Điểm) A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách giữa các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. C. Cả A và B D. Các đáp trên đều sai. 14. Câu 14. Cặp quan hệ từ trong câu “Mặc dù anh bộ đội đã trưởng thành và xa quê lâu rồi nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.” biểu thị quan hệ ý nghĩa nào? (0.5 Điểm) A. Nguyên nhân – kết quả B. Giả thiết – kết quả C. Tương phản D. Tăng tiến 15. Câu 15. Các từ được gạch dưới trong câu "Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp." thuộc từ loại nào? (0.5 Điểm) A. danh từ B. động từ C. tính từ D. quan hệ từ 16. Câu 16. Câu "Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được." có mấy quan hệ từ? (0.5 Điểm) A. 1 quan hệ từ B. 2 quan hệ từ C. 3 quan hệ từ D. 4 quan hệ từ 17. Câu 17. Câu "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối." thuộc kiểu câu kể nào đã học? (0.5 Điểm) A. Ai làm gì? B. Ai đang làm gì? C. Ai thế nào? D. Ai như thế nào? 18. Câu 18. Các từ "lủng lẳng, nghịch ngợm, chập chờn" có điểm chung là gì? (0.5 Điểm) A. động từ B. danh từ C. từ ghép D. từ láy 19. Câu 19. Các từ "chán chê, canh giữ, đục khoét, giản dị" có điểm chung là gì? (0.5 Điểm) A. động từ B. tính từ C. từ ghép phân loại D. từ ghép tổng hợp 20. Câu 20. Từ in đậm trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0.5 Điểm) A. Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão B. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động. C. Hôm nay, tôi đi học. D. Con gà đang đi trên sân.
Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi:QUA NHỮNG MÙA HOA
Câu 8: Sắp xếp các câu sau để được đoạn văn tả ngoại hình mẹ.
1. Mẹ tôi là một nhà báo nên thường làm việc rất khuya.
2. Tóc mẹ cắt ngắn ôm lấy khuôn mặt trái xoan.
3. Nhưng bây giờ công việc bạn rộn nên mẹ cắt tóc ngắn cho gọn gàng và tiện chăm sóc.
4.Mẹ kể, thời con gái, mái tóc dài óng mượt là niềm tự hào của mẹ.
5. Đối với tôi mẹ là người tuyệt vời nhất.
6. Da mẹ không trắng lắm lốm đốm những nốt tàn nhang.
7. Bố bảo: “ Như thế mới có duyên”.
8. Có mẹ ở đâu là ở đó có niềm vui.
9. Mẹ thường đùa rất hóm hỉnh nên dễ tạo được không khí vui vẻ thân thiện cho mọi người xung quanh nhất.
10.Mỗi khi mẹ cười, ánh mắt long lanh, hàm răng trắng tinh làm khuôn mặt mẹ sáng bừng lên.
11. Dưới ánh đèn trông mẹ càng đẹp hơn, đôi môi hơi mím, trán nhíu lại một chút, nhưng ánh mắt có vẻ mơ màng.
12. Đôi bàn tay thon thả của mẹ gõ trên bàn phím máy tính nhẹ và nhanh như bàn tay người nghệ sĩ đang lướt trên những phím đàn.
13. Mẹ có dáng người cân đối nên mẹ mặc gì tôi cũng thấy hợp và sang trọng
Dựa vào bài thơ Bầm ơi của tác giả Tố Hữu (TV5, tập hai, T130), con hãy trả lời những câu hỏi sau:
b) Miêu tả lại hình ảnh của Bầm qua trí tưởng tượng của anh chiến sĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu)
giúp mik nhanh với ạ ! Mik cần gấp!!
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !
( Theo Băng Sơn)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình
a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh.
b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.
c. Những làn hương quen thuộc của đất quê
d. Những đồng lúa xanh mát.
2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ?
a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau.
b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c. Do mùi thơm của nước hoa.
d. Mùi thơm của những vườn hoa.
3. Trong câu “ Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” Từ đó chỉ cái gì ?
a. Đất quê.
b. Những bông lúa
c. Làng.
d. Làn hương quen thuộc của đất quê.
4. Ở đoạn 3, tác giả miêu tả hương thơm của những sự vật nào? Khi miêu tả những làn hương ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn nào?
|
|
|
5. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?
a. Hoa thiên lí, hương cốm, hương lúa
b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
c. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh.
d.Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ.
6*. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ?
a.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
b.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
c.Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
d. Vì những mùi thơm đó gắn với tuổi thơ của tác giả.
7*.Trong đoạn văn cuối bài: “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh nay có gì đặc biệt ? Hãy nêu nêu tác dụng của cách so sánh đó .
|
|
|
|
|
8. Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với quê hương mình? Dựa vào đâu em hiểu được điều đó?
|
|
|
|
|
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
a. Dấu phẩy được in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì ?
“ Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi”
A. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế câu ghép.
C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phân chính của câu.
D. Ngăn cách bộ phận chủ ngữ với vị ngữ.
b. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy.
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc.
C. không khí, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
D. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc, no nê.
c. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
“ Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng”
A. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt .
B. Hương từ đây cứ
C. Hương từ đây.
D. Hương
4. Trong câu “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ?
A. giả dối. B. giả danh C. nhân tạo D. sáng tạo
5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ?
A. Tính từ B. danh từ C. Động từ D. Đại từ
6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
“ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.”
A. so sánh B. nhân hóa C. Lặp từ D. Nhân hóa và so sánh
7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?
“ Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.”
A. Chỉ nơi chốn B. chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích
8. Những từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
A, may mắn B, đau khổ C, sung sướng
D, giàu có E, buồn bã G, viên mãn
9. Những từ nào trái nghĩa với từ hạnh phúc?
A, buồn rầu B, phiền hà C, bất hạnh D, nghèo đói E, cô đơn G, khổ cực H, vất vả I, bất hòa
10. Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm ?
A. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
B. Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé !
C. Làng bản, rừng núi chìm trong bản sương mù
Bài 2. Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
( phúc, phúc đức, phúc lộc, phú quý)
a)............... tại mẫu.
b) Anh em thuận hòa là nhà có ............
c) ............... sinh lễ nghĩa.
d) .................. đầy nhà.
Bài 3: Xếp các từ sau: mãn nguyện, đau lòng, thất vọng, như ý, vui vẻ, mất mát, thành công, toại nguyện, sung sướng, bất hạnh vào hai nhóm
Đồng nghĩa với hạnh phúc |
Trái nghĩa với hạnh phúc |
……………………... …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. ……………………..
|
………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… |
Bài 4: Tìm 3 từ chứa tiếng “phúc” với nghĩa “may mắn, tốt lành” và đặt câu với những từ đó.
|
|
|
|
|
Bài 5. Sắp xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các chủ đề cho phù hợp.
- Môi hở răng lạnh.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Học thầy không tày học bạn.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Quan hệ gia đình |
Quan hệ thầy trò |
Quan hệ bạn bè |
……………………... …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. ……………………..
|
………………………… ………………………… ………………………… Câu 2. Đọc đoạn văn sau: Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối Nhỏ vừa thiết tha gọi: - Các bạn ơi. Hãy cùng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi! Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn. Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng quàng lên mình Suối Lớn một bộ cánh lóng lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân nga. ... Đọc tiếp Câu 2. Đọc đoạn văn sau: Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối Nhỏ vừa thiết tha gọi: - Các bạn ơi. Hãy cùng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi! Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn. Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng quàng lên mình Suối Lớn một bộ cánh lóng lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân nga. (Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu) Em hãy cho biết trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? Chỉ ra và phân loại chúng. 7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiềunơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như ngườilàng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thươngvẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này”. (Nguyễn Khải)Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?A. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nốiB. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữC. Thay thế t... Đọc tiếp 7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :« Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. »Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng mấy cách ? Đó là những cách nào ? Đọc tiếp Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Khoá học trên OLM (olm.vn)Khoá học trên OLM (olm.vn) |