dịch chả được đi đâu cả ở nhà chán chết đi được
giúp mình bài này nha mình cảm ơn các bạn nhiều
??????????????
Phải nói rằng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII trước đại dịch và sau đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đã có một số nhận thức mới, có một số điều chỉnh. Dịch Covid-19 tác động đến nước ta lẫn thế giới rất mạnh, nhưng tác động đó không chỉ một chiều. Mặt không thuận, dịch tác động đến sức khỏe, đời sống, sản xuất của nhân dân. Nhưng trong cái không thuận ấy có khía cạnh tích cực, đó là buộc chúng ta phải thích ứng với bối cảnh cách ly xã hội, từ đó nảy sinh nhu cầu phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế số, trực tuyến trong hành chính, trực tuyến trong giáo dục... Chúng ta phải nhận thức sâu hai chiều thuận, nghịch của dịch Covid-19 để chủ động ứng phó với mặt không thuận, đồng thời chớp lấy mặt thuận, để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là chuyển đổi số.
Sau đại dịch Covid-19, tư tưởng, tâm trạng của nhân dân và trong triết lý về đời sống đã xuất hiện những cái mới. Trước dịch Covid-19, chúng ta phấn đấu tăng trưởng nhanh, không ngừng nâng cao thu nhập và coi đấy là mục tiêu. Nhưng khi đại dịch diễn ra, mới thấy hóa ra tăng trưởng nhanh, thu nhập cao tuy rất cần nhưng không phải là tất cả, mà cảm giác hạnh phúc lại nằm ở sự an toàn, bình an. Thu nhập có thể chưa cao, tốc độ phát triển có thể chưa cao lắm nhưng Việt Nam phải là một quốc gia bình yên, an ninh con người và an ninh xã hội được bảo đảm. Đó chính là tâm trạng và mong muốn của nhân dân.
Về mặt triết lý, đại dịch buộc nhân loại phải điều chỉnh tư duy, phải biết coi trọng hơn môi trường sống, coi trọng hơn sự an toàn chứ không thể chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. Covid-19 thực chất là hệ lụy của nhân họa khi con người tàn phá tự nhiên, tàn phá môi trường.
Vì vậy, sau đại dịch, dự thảo Văn kiện có sự điều chỉnh, nhấn mạnh hơn việc chủ động phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Điểm nhấn của dự thảo Văn kiện lần này là “Khát vọng phát triển đất nước”. Ban đầu, có ý kiến cho rằng khát vọng đó phải là “xây dựng một nước Việt Nam hùng cường”. Tuy nhiên, cân nhắc toàn diện, Tiểu ban văn kiện mới đây đã báo cáo Bộ Chính trị đưa vào dự thảo “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “hạnh phúc” của nhân dân.