KC

C1) cho biết ĐNA phát triển mạnh những ngành công nghiệp nào ? các ngành công nghiệp DNA thường phân bố ở đâu ? vì sao ?

C2 Vùng biển VN có đặc điểm gì ? Nếu vì trỉ , diện tích giới hạn địa điểm tự nhiên ? cho biết các nguồn tài nguyên của biển VN là cơ sở phát triển cho những ngành kinh tế nào ?

C3 ) Nếu vị trí lãnh thổ VN . chứng minh nước ta có nguyên tài nguyên khonang sản phong phú . Vì sao tại sao chúng ta cần thực hiện nghiêm túc luật khoáng sản VN

C4) Nêu ý nghĩa giai đoạn tân kiến tạo và sự phát triển lãnh thổ nước ta ?

C5) Nêu đặc điểm các khu vực địa hình nước ta ?

BT
12 tháng 3 2017 lúc 1:32

1.- Đông Nam Á phát triển chủ yếu Các ngành công nghiệp : luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
- Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.

Bình luận (0)
BT
12 tháng 3 2017 lúc 1:39

2. vùng biển Việt Nam có :

-diện tích rộng 1 triệu km2 có vùng nội thủy là vùng nước gần bờ giới hạn bởi đường cơ sở.
-Vùng lãnh hải cách đường cơ sở 12 hải lí(1hải lý=1852m,ranh giới bên ngoài của vùng này là ranh giới quốc gia trên biển)
-Vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 12 hải lý
-Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cách đường cơ sở 200 hải lý
*VIỆT NAM CÓ CHUNG ĐƯỜNG BỜ BIỂN VỚI CÁC NƯỚC:Phi-li-pin,Cam-pu-chia,ma-lai-xi-a,đông-ti-m0,in-đô-nê-xi-a,Bru-nây,Thái Lan,Trung Quốc.

đặc điểm tự nhiên : nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa .

+ Nhiệt độ trung bình năm : trên 23độC.
+ Độ muối trung bình : 30 – 33 phần nghìn .
+ Sóng biển : mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bưacs, yếu vào thời kì gió mùa Tây Nam.
+ Thủy triều : có sự phân hóa theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.
+ Hải lưu : chảy thành vòng tương đối kín, mùa đông chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (hướng Đông Bắc-Tây Nam), mùa hè thuận chiều kim đồng hồ (hướng Đông Nam-Tây Bắc).

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), hai bể dầu lớn nhất hiện nay là Nam Trung Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể, ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quí cho các ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (sản lượng muối 800.000 tấn /năm), nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ngoài ra còn các loại : thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

– Tài nguyên hải sản
+ Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quí giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
Cảnh quan thiên nhiên vùng biển nhiệt đới đã và đang được khai thác phục vụ cho các mục địch phát triển Kinh tế khác nhau.

– Có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải biển.

– Phát triển du lịch biển-đảo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
BT
12 tháng 3 2017 lúc 1:43

4.

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.

– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 101 độ Đông đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
– Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng
– Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
– Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+Than: Quảng Ninh
+Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.
+Bô xit, apatit (Lào Cai)
+Đất hiếm, đá vôi…

chúng ta cần thực hiện nghiêm túc luật khoáng sản Việt Nam vì :

Thực trạng:
– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

Bình luận (0)
BT
12 tháng 3 2017 lúc 1:43

4.- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
- Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.
- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
- Mở rộng Biển Đông.
- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn...

Bình luận (0)
BT
12 tháng 3 2017 lúc 1:46

5 . địa hình nước ta chia làm 2 khu vực : khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng , Địa hình bờ biển và thềm lục địa

1. Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.

2. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
AP
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
YS
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết