Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối: cụ thể, sinh động
- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối- hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên
+ Thể hiện Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động
+ Tình thương yêu của Người với những người dân nghèo khổ
+ Công việc nặng nhọc của người lao động được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ
+ Sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống cũng chính là xu hướng vận động chung của bài thơ
+ Hình ảnh con người trẻ trung, khỏe khoắn, sống động khiến cuộc sống người lao động đáng trân trọng, đáng quý hơn
+ Cấu trúc lặp “ma bao túc” tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, hoạt động xay ngô
+ Không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng
+ Hình ảnh lao động gợi tới ước mơ thầm kín trở về nhà của người chiến sĩ cách mạng đang lưu lạc, xa quê
+ Bài thơ có sự chuyển động, ban đầu là gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời