HT

bieu cam ve cay bang tren san truong

PN
10 tháng 10 2018 lúc 20:39

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

Bình luận (0)
BA
10 tháng 10 2018 lúc 20:40

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

Bình luận (0)
H24
10 tháng 10 2018 lúc 20:41

1. Mở bài

- Một loài cây lưu trữ biết bao kí ức hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò ngoài cây phượng thì đó chính là cây bàng.

2. Thân bài

2.1. Miêu tả

- Từ xa nhìn vào, trông bác cứ như một người vệ sĩ đứng giữa sân để bảo vệ an ninh cho trường vậy.

- Thân cây sần sùi, to lớn, phải đến bốn, năm vòng tay của bọn trẻ chúng tôi ôm mới xuể.

- Sao mà bác to quá!

- Cây cao đến lầu ba của trường.

- Tuy to lớn là thế nhưng các cành cây chỉ vươn ra các nhánh khẳng khiu, dài và cố gắng với đến từng lớp học như muốn lắng nghe thầy cô giảng bài cùng với học sinh.

- Trên cành cây chi chít những chiếc lá xanh và điểm xuyến là một vài chiếc lá vàng do đã vào thu.

2.2. Kể chuyện

- Ngồi dưới gốc bàng, những kỉ niệm thời học sinh cứ xuất hiện trong đầu tôi.

- Nhớ lắm những kĩ niệm thuở nào!

- Nhớ nhất là câu chuyện đã xảy ra cách đây hai năm tức là lúc tôi học lớp năm.

- Vào giờ ra chơi, tôi cùng các bạn trong lớp xuống sân để bày trò chơi

- Đứng dưới gốc cây bàng, chúng tôi đã nảy ra ý định chơi trò chơi leo cây, ai leo cao nhất trong hai phút sẽ chiến thắng.

- Tôi đã chiến thắng được hiệp một nhưng vì quyết tâm muốn chiến thắng hiệp sau nên tôi đã leo lên rất cao, bỗng có một con thằn lằn chạy ngang qua mặt tôi làm tôi hoảng quá, tôi té xuống và đập cánh tay xuống đất.

- Do quá đau nên tôi oà khóc và được cô y tế bế vào phòng ngay lập tức để băng bó.

- Sau mười phút, cô bảo tôi bị gãy xương do bị va đập mạnh. Các thầy cô ngồi bên cạnh giúp tôi bằng cách động viên tôi rất nhiều.

- Giờ đây khi đứng dưới gốc bàng, tôi lại nhớ đến kỉ niệm thuở nào

- Sao mà thân thương quá!

- Tôi quý cây bàng này lắm. Bàng đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm khi còn là học sinh tiểu học.

- Nhớ lắm những trò chơi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, những câu chuyện sẻ chia cùng nhau dưới gốc bàng, cùng những tiếng cười khúc khích, giòn tan của tuổi học trò chúng tôi.

3. Kết bài

- Bàng đã trở thành một người bạn thân thiết của tôi.

- Một người mà tôi tin tưởng để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn

Bài viết số 2 lớp 7 đề 4: Biểu cảm về cây Bàng

Bài tham khảo 1

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

Bài tham khảo 2

Hình ảnh cây bàng ở sân trường đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em ngay từ khi em lần đầu đến trường.

Cây bàng ở góc trái của sân trường. Thầy hiệu trưởng nói nó được trồng ngay từ khi trường em mới thành lập. Vậy là nó đã trở thành nỗi nhớ của nhiều thế hệ anh chị học sinh đã trưởng thành từ mái trường này. Cây bàng này rất to nên nổi bật ở sân trường. Nó cao đến tầng ba của trường, cành lá cứng cáp, xum xuê vươn ra rất nhiều phía. Thân cây bàng rất to, em và bốn đứa bạn vòng tay nhau mới ôm được thân cây. Rễ của cây bàng rất nhiều và dài, mọc trồi lên cả mặt đất, cong cong trông như các chú rắn. Cây bàng tuy vậy nhưng ăn mặc giản dị lắm. Bao giờ cây cũng chỉ khoác trên mình một tấm áo nâu sần sùi và hay đội chiếc mũ màu xanh. Cây bàng rất đẹp, ngay cả mùa đông cũng vậy. Mỗi khi mùa đông đến, cả cây bàng lại đội chiếc mũ màu đỏ chứ không còn đội chiếc mũ xanh của mùa hè nữa và cây càng lộ rõ vẻ cứng cáp, khoẻ mạnh.

Hết kì một thì cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết của em và các bạn. Hàng ngày sau những tiết học căng thẳng, mọi người lại ngồi vây xung quanh cây bàng đọc sách, truyện. Khi trời nắng, cây bàng lại phủ bóng mát xuống cho em ngồi. Cây bàng thật là một người bạn tốt..

Càng ngày, cây bàng và em càng trở nên thân thiết hơn, mỗi lần nghỉ hè, ngoài niềm vui được nghỉ ngơi, trong lòng em lại có một nỗi da diết, mong cho thời gian nghỉ hết mau để được gặp cây bàng. Chắc cây bàng ở trường cũng buồn lắm.

Em rất yêu quý cây bàng, đó là người bạn không thể thiếu đối với em. Sẽ không bao giờ em quên được hình ảnh cây bàng.

Bài tham khảo 3

Hôm nay là ngày hai mươi tháng mười một, sau hai năm trời xa cách ngôi trường tiểu học thân thương, tôi cùng đám bạn cũ quay lại thăm trường. Ngôi trường lúc bấy giờ không khác mấy ngày xưa, lớp học thì sạch sẽ và trông khang trang hơn, hòn non bộ phía sau trường có thêm nhiều loài cá hơn. Tuy vậy, giữa sân trường, bác bàng vẫn sừng sững đứng đó dang hai tay như chào đón chúng tôi trở về. Bác bàng tuy đã già nhưng đó là nơi lưu trữ bao kỉ niệm thân thương thời học sinh. Nhìn bác mà kỉ niệm cứ ùa về trong tôi.

Từ xa nhìn vào, trông bác cứ như một người vệ sĩ đứng giữa sân để bảo vệ an ninh cho trường vậy. Thân cây sần sùi, to lớn, phải đến bốn, năm vòng tay của bọn trẻ chúng tôi ôm mới xuể. Sao mà bác to quá! Cây cao đến lầu ba của trường. Tuy to lớn là thế nhưng các cành cây chỉ vươn ra các nhánh khẳng khiu, dài và cố gắng với đến từng lớp học như muốn lắng nghe thầy cô giảng bài cùng với học sinh. Trên cành cây chi chít những chiếc lá xanh và điểm xuyến là một vài chiếc lá vàng do đã vào thu. Đôi khi, có một vài chú chim đậu trên cành và ngân nga những lời hát véo von làm vang động cả một không gian xung quanh khiến cho chúng tôi chộn rộn trong lòng.

Ngồi dưới gốc bàng, những kỉ niệm thời học sinh cứ xuất hiện trong đầu tôi. Nhớ lắm những kỉ niệm thuở nào! Trong những kỉ niệm ấy, tôi ấn tượng nhất là câu chuyện đã xảy ra với tôi cách đây hai năm tức là lúc tôi học lớp năm. Vào giờ ra chơi, tôi cùng các bạn trong lớp xuống sân để bày trò chơi. Đứng dưới gốc cây bàng, chúng tôi đã nảy ra ý định chơi trò chơi leo cây, ai leo cao nhất trong hai phút sẽ chiến thắng. Tôi đã chiến thắng được hiệp một nhưng vì quyết tâm muốn chiến thắng hiệp sau nên tôi đã leo lên rất cao, bỗng có một con thằn lằn chạy ngang qua mặt tôi làm tôi hoảng quá, tôi té xuống và đập cánh tay xuống đất. Do quá đau nên tôi oà khóc và được cô y tế bế vào phòng ngay lập tức để băng bó. Sau mười phút, cô bảo tôi bị gãy xương do bị va đập mạnh. Các thầy cô ngồi bên cạnh giúp tôi bằng cách động viên tôi rất nhiều. Giờ đây khi đứng dưới gốc bàng, tôi chạm vào vết sẹo năm xưa mà nước mắt tôi rơi xuống, một cảm xúc rất khó tả, kỉ niệm ngày ấy ôi chao! Sao mà thân thương quá!

Tôi quý cây bàng này lắm. Bác bàng đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm khi còn là học sinh tiểu học. Nhớ lắm những trò chơi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, những câu chuyện sẻ chia cùng nhau dưới gốc bàng cùng những tiếng cười khúc khích, giòn tan của tuổi học trò chúng tôi.

Tôi xem bác bàng như một người bạn thân thiết để có thể chia sẻ tất cả niềm vui nỗi buồn của lòng mình. Sau này, tôi sẽ cố gắng về trường thường xuyên để thăm bác. Tôi mong rằng, mỗi lần về trường tôi sẽ lại được thấy bác khỏe mạnh, tươi tốt Bác bàng à, hẹn gặp lại bác vào một ngày không xa nhé!

Bài tham khảo 4

Trong những loài cây đặc trưng của Hà Nội. Cây bàng có riêng tiếng nói của mình, mỗi mùa có tiếng ca riêng độc đáo, dáng hình không thể trộn lẫn vào cả vòm cây xanh.

Hà Nội có những màu xanh đặc trưng, vừa quý giá như: Sấu tròn tán bốn mùa thường xanh, xà cừ hay đổ nhưng lực lưỡng như lực sĩ, sung sức nên nhiều bóng mát. Sao đen thẳng vút thách thức cùng bão tố. Hoa sữa ngào ngạt đêm thu, mùa đông lại tự treo mành. Cây sưa (xin đừng nhầm là cây sữa) hoa nở trắng ngần. Tháng giêng tuy ít ngày nhưng lộng lẫy khó loài nào dám thi cùng sắc đẹp. Cây cơm nguội đẹp trong màu vàng lá. Liễu buông tóc thướt tha vào bờ nước Hồ Gươm, với dáng si tình... rồi bằng lăng tím, hoa phượng đỏ…

Còn một màu cây khác, mang riêng tiếng nói của mình, mỗi mùa lại có tiếng ca riêng độc đáo, có dáng hình không giống một ai. Đó là cây bàng.

Rặng bàng Khâm Thiên đã đứng vững qua đêm bom B52 hủy diệt ngày 26 tháng 12 năm 1972, nay càng xanh tốt trải tán, mát rượi những trưa hè của cái phố chang chang đi đúng một đường từ đông sang tây nên còn được gọi là phố xích Đạo. Phố Quán Thánh không nhiều, nhưng bàng đã cổ thụ điểm xuyến vào những tầng cây khác, bền gan trăm năm che bước cho người vào đền thờ Huyền Thiên Trấn Võ tịch mịch rêu phong, như chuẩn bị thêm cho lòng người một chút Lão Tang mơ hồ huyền thoại…

Vườn hoa Chí Linh có mấy chàng bàng khổng lồ ở đều bốn chung quanh nhà đèn từ đầu thế kỉ. Tiếc, khoảng đầu những năm 80 có một trận rét ghê hồn, tàn bạo hơn bom đạn, làm chết nổi cá rô phi Yên Sở và nó đã đánh gục một chàng bàng và thui chột một chàng khác, nên nay qua đây, vẫn còn thấy một khoảng trống, một nỗi vắng tênh trên bãi cỏ xanh như một người xa quên về. Xung quanh Hồ Gươm, cây bàng chịu thân thiểu số, kể cả màu hoa không rực rỡ, làn hương không, ngát thơm. Phía bờ tây có ba cây, sân nhà Thủy Tạ một cây, trước cửa Rạp Múa Rối hai cây gần đền Bà Kiệu xuôi chút ít thêm ba cây gầy guộc.

Có lẽ một phố từng có rặng bàng đẹp nhất, thân cứ nghiêng ra phía mặt đường giao cành, khép tán để hào phóng thêu bóng rợp xuống vai người, những thế hệ gái trai sinh ra sau những khoa thi đầy lều chõng với quan chủ khảo, để điệu coi thi. Đó là phố Tràng Thi, mang cái tên vang vọng những anh khóa, thầy đồ phút chốc thành ông Tú, ông Cử, ông Khôi Nguyên, nay chỉ còn thư viện và nơi chữa bệnh cùng nhiều cửa hàng, cửa hiệu... Tràng Thi đã có nhiều nhà cao tầng và đôi bên rặng bàng cũng phần nào bị thời gian khuất phục, và cả bọn mọt sâu cũng hành hạ khiến nhiều thân bàng chịu số phận hẩm hiu, đành có cây khác đến thế chỗ như cơm nguội, nhột…

Ngoài mấy phố chính ấy thì bàng cũng còn thưa thứt đó đây ở một vài nơi lẻ tẻ, hoặc làm lọng che sân trường, hoặc chen vào giữa màu xanh khác.

Nguyễn Đình Thi có bài thơ đã phổ nhạc, có câu: “Gặp em trên cao lộng gió - Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ...” không hiểu thứ lá đỏ ấy là lá cây gì, trút lá ra sao, có phải là cây bàng của Trịnh Công Sơn “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...” hay không?

Cây bàng cũng là những công dân của Hà Nội, một loại công dân đặc biệt, mỗi mùa cần một thứ trang phục và điểm trang riêng, không chịu quanh năm chỉ một sắc màu nhàm mắt. Hãy bắt đầu nhớ tới mùa xuân có mưa bay lất phất, thứ mưa làm nao lòng người đi xa Hà Nội. Những tán bàng khẳng khiu tưởng như cằn cỗi hết nhựa sống, chỉ còn chờ một hôm nào đó “ra đi”, bất chợt một hôm bừng mắt, ta gặp những tán bàng cao thấp như chiếc chân nến khổng lồ, ai đã châm lên ngàn vạn ngọn nến xanh, lập lòe rung rinh thắp vào hồn ta niềm lộc mới.

Tàn xuân, nắng mới, giao mùa. Từ những ngọn nến xanh đã xòe bung màu áo quan lục mới này, loáng ướt. Lá chen lá, cành chen cành. Tán cao tán thấp như cây khế khổng lồ được tạo tạc bởi tay mẹ thiên nhiên cho bóng nắng tự ru mình trong gió dập dờn, mơn man da thịt khi ta đi dưới màu rợp mát. Lá bàng to bản, hình phiến, mang dáng trứng ngược, nên nắng đành thua, không như cây hoa phượng thưa thớt, mỏng manh để nắng vẫn lọt xuống vai người.

Mùa thu trữ tình Hà Nội đầy say đắm, lá bàng vẫn mướt như một loại sa tanh mà mỗi đầu cành lá đã chi chít những chùm quả chín vàng, bất chấp loài sâu róm làm thủng lá, có lúc trêu người, cây thả lộp bộp xuống vai người những quả bàng tròn mọng, rồi lăn lóc trên hè phố. Tuổi thơ ai chẳng thích ăn quả bàng đào, bàng mỡ, thoảng thơm. Quả bàng ngọt chìm trong chát, chát tan vào ngọt sẽ thành kỉ niệm tuổi học trò đuổi nhau tranh một quả bàng không thể quên mái tóc rạp trễ tràng trên chiếc lưng thon người bạn gái.

Những ngày cuối năm, rét ngọt nắng hanh hay căm căm mưa bụi, mỗi cây bàng mang một tâm sự kín thầm không biết san sẻ cùng ai, nên phải gửi những trang thư đỏ cho trần gian, từng trang cứ bay, cứ rơi khiến cành khô kia đau nỗi đau chia biệt mỗi chiếc lá ra đi. Có lúc ta nhặt được một lá thư đỏ ấy, cầm trong tay vô tình, lau đi lau lại làm nó bóng lộn như một mảnh sơn mài, không thể vứt đi phải mang về ép vào trang sách làm cái đánh dấu trang đang đọc dở.

Bài tham khảo 5

Khi sắp hết một đời lá, cây thường trả cái màu xanh cho trời đất để tìm đến với hanh hao vàng. Từ vàng nhạt màu nắng non đến vàng thẫm ưu tư rồi nhẹ nhàng tạm biệt cành theo gió trở về cõi vĩnh hằng. Bởi thế, người ta nghĩ đến thu, nhớ đến mùa thu người ta nhớ đến màu vàng định mệnh. Nhưng có một loài cây không chịu tuân theo sự sắp đặt của tạo hoá. Nó không tìm về với màu vàng nguyên thuỷ của lá thu, cũng không tìm về với thu để rụng lá. Nó tìm về với màu đỏ và dừng lại vài ngày trên gam màu ấy trước khi rụng. Lúc những cơn gió đông lạnh buốt len khắp. Đó là cây bàng, thứ cây người ta trồng nhiều trên sân trường để lấy bóng mát cho lũ học trò. Thứ cây gần gũi với học trò chỉ sau phượng.

Trời lạnh dài suốt tháng chạp, bàng bắt đầu chuyển màu cũng vào những ngày cuối đông ấy. Từ màu lục già sẫm, bàng ghé một chút nhìn màu vàng rồi chuyển mình sang màu đỏ. Trong cuộc chuyển mình ấy, bàng cho ta cảm giác bất ngờ đầy thú vị. Giữa trời đông xám lạnh, bàng đem đến sắc đỏ lộng lẫy. Cả cây không sót một chiếc lá nào màu xanh, sắc đỏ như ngọn lửa bừng sáng, ấm nồng những ngày đông giá rét. Ta yêu cái màu đỏ rực nồng nàn ấy như yêu cái nồng nàn mãnh liệt của con người đất Việt. Rồi lá đỏ rơi, lá đỏ tạm biệt cây để trở về với hư vô khi đã đi trọn một đời lá, khi đã làm xong phần việc mà tạo hoá giao cho khi sinh ra nó. Tạm biệt cây để lại nhường chỗ cho một lứa lá mới, một thế hệ mới. Không cố hữu, không tranh giành, những chiếc lá đỏ ấy thanh thản vì biết rằng, suốt một năm qua, nó đã cần mẫn xoè tán, che mát cho bao cô cậu học trò. Nó cũng đã chứng kiến bao buồn vui, bao kỉ niệm, vui cùng, buồn cùng học trò. Nó thấy mình đã thật sự có ích nên ra đi mà không còn phải vấn vương hay tự trách thân tiếc nuối. Lá rụng đến tận cùng, không còn một chiếc nào trên cây.

Dáng bàng được xem là đẹp nhất. Ngay cả lúc này, khi chỉ còn trơ lại những cành khô khốc nó vẫn kiêu hãnh vươn mình, xoè bàn tay gầy guộc lên trời cao như chờ đợi để đón nhận quà tặng của thời gian. Vốn không hào phóng nhưng lúc này bà mẹ thời gian lại mở lòng thơm thảo với bàng. Những cây khác phải đợi suốt cả một mùa đông dằng dặc lạnh mới được ban chồi non thì bàng được ưu ái hơn hẳn. Chỉ sau cái hành động quyết liệt, rũ đến tận cùng, tận ngọn những chiếc lá đỏ của mùa thu, một thời gian không dài lộc đã về trên bàn tay gầy xoè rộng của bàng. Không chỉ riêng một mình lá lạ khác khi rụng, búp bàng cũng thế. Dáng mọc thẳng đứng trên cành, nhanh đến ngỡ ngàng như là vừa qua một đêm thôi, ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ khắp các cành cây. Xanh biếc, chi chít. Những búp non ấy xoay thành tán tròn quanh thân cây. Bàng lại vươn mình, kiêu sa khoe dáng, khoe sắc. Rồi búp non lớn nhanh thành lá, lá đứng thẳng và cao chừng gang tay nhưng chưa xoè ra mà cuộn tròn, vểnh lên như tai chú thỏ mỗi khi giỏng lên nghe ngóng. Bàng thật lạ phải không? Nhưng chưa hết đâu. Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi lứa lộc đầu tiên ấy bắt đầu xoè thành những chiếc lá nhỏ bàng sẽ cho ta lứa lộc nối tiếp. Lứa lộc thứ hai của bàng có màu hồng thẫm. Bàng bây giờ khoác một chiếc áo màu lục non, điểm những chấm hồng thẫm đó. Nó lại kiêu hãnh vươn mình. Và nếu ta bận bịu, ta mải mê với công việc, ta quên không để ý cây mỗi ngày thì chỉ mười, mười lăm ngày sau, chợt nhớ đến cây, nhìn đến cây ta phải thốt lên tiếng xuýt xoa, ngỡ ngàng. Lá đã xoè kín, tán đã như chiếc ô xanh khổng lồ, và hơn hết, ta có cảm giác như nó vẫn y như thế từ năm ngoái, năm kia và từ bao giờ không biết nữa. Đứng sừng sững như vĩnh hằng cùng thời gian, như bình thản trước mọi sự đổi thay.

Nắng hè tưng bừng khắp nơi. Bàng càng có cơ hội thể hiện mình với các cô cậu học trò. Lá bàng như mời, như vẫy gọi, như khiêu khích cái khát vọng vươn lên mãnh liệt của tuổi trẻ mà những ngày tháng học trò mới là sự bắt đầu. Trong tán lá bàng xanh mơn mướt ấy sự sống và ước mơ ăm ắp trào dâng, chảy không vơi cạn. Nào các bạn trẻ, hãy đồng hành với màu xanh hy vọng ấy đến tận cùng của ước mơ. Và ngày mai, trong bộn bề kí ức của tuổi học trò bạn sẽ thấy có thấp thoáng tán lá xanh bền bỉ của bàng. Thấy cuộc đời mình đẹp hơn khi mỗi ngày ta biết vươn mình lớn dậy, sống mãnh liệt và có ích như cây bàng tưởng như vô tri kia.

Bài tham khảo 6

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến cánh hoa đào Nhật Tân tươi thắm, đến bát canh sấu ngày hè làm dịu mát cái nắng gắt gay, đến hương hoa sữa dịu dàng, vương vấn từng bước chân trên phố. Và, đã là người Hà Nội, có lẽ tuổi thơ ai cũng ít nhất từng một lần nếm thử vị thơm bùi của quả bàng khi gió lạnh se se…

Không hiểu sao, tôi lại yêu nhất cây bàng vào mùa thu, khi nắng thu vàng dịu như mật ngọt làm sáng bóng lên từng mặt lá. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui. Cây bàng thay áo đẹp cũng vui. Bàng xôn xao dõi theo bước chân em bé cắp sách tới trường ngày khai giảng, biết khi chiều về, thể nào em bé cũng tới gốc cây, chăm chú tìm giữa tán lá những đốm sáng vàng. Quả bàng đấy! Trong bàn tay thơ bé, trái bàng nhỏ xinh đã ngọt ngào toả hương…

Tiết trời đã sang đông. Từng đợt gió lạnh làm con người phải co lại trong chiếc áo ấm. Bàng thì ngược lại, cứ nhẩn nha thả từng chiếc lá xuống như em bé chơi đếm ngón tay. Những chiếc lá từ lúc ở trên cành đã kiêu hãnh đón luồng gió lạnh từ phương Bắc tràn về, tự thấy mình khô se đi rồi dứt khoát bứt cuống mà nhẹ nhõm rơi xuống. Bấy nhiêu lá là bấy nhiêu áo cho Mẹ đất đang ấp ủ những mầm non. Sau khi cởi bỏ tấm áo đẹp của mình, bàng chỉ còn tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cứ ngủ ngon nhé bàng, để xuân về rồi vươn mình bừng dậy!…

Một giấc đêm của ta qua nhanh bao nhiêu thì giấc ngủ đông của bàng cũng chóng hết bấy nhiêu. Mọi người đều mong chờ cái thời khắc thiêng liêng khi mùa xuân mang theo hi vọng gõ cửa từng nhà. Cô bé nhặt trái bàng hôm nào xúng xính trong bộ quần áo mới, mang một chữ “Lộc” thắm đỏ dán lên cây. Cô bé yêu cây bàng, bé có thấy cây bàng đang vươn lên hãnh diện hay không? Có đấy, vì ngày nào cô bé cũng ra đây tâm sự với cây bàng, để một ngày mừng rỡ reo vui: Cây bàng có chồi non rồi? Đúng đấy, nhờ chữ “Lộc” của cô bé, bàng đang khoe những cái chồi nhỏ xíu đầy cành. Cũng như chúng ta chứng kiến một em bé ra đời sau bao khó khăn của người mẹ thôi. Cảm giác vui sướng nhẹ nhõm này, chẳng phải ai cũng được biết đâu. Giữa mùa xuân cả đất trời tràn một màu xanh ngọc bích, làm nên sắc màu ấy, bàng cũng góp phần.

Rồi những hạt mưa phùn lắc rắc nhường chỗ cho nắng gắt, cơn giông chiều. Cô bé ráo riết chuẩn bị cho kì thi cuối năm nên chẳng mấy khi đến chơi với bàng nữa. Bàng buồn hiu. Những chồi non đã khỏe khoắn vươn ra xoè tán, khoác chiếc áo mới cho bàng. Sau mỗi lần tắm dưới những giọt nước trĩu nặng mát lành của cơn mưa rào, những chiếc lá lại càng sáng bóng hơn, xanh mướt một màu. Nhưng bàng còn đẹp với ai, khi hầu hết con người bây giờ sống như máy, vội vã đi, hối hả về họ đắm chìm trong khói bụi cuộc sống, nhưng chẳng bao giờ dừng chân để xem cây cối bên đường đã thay đổi thế nào. Bàng thấy tiếc cho họ. Sao họ không như bàng đây, lim dim mắt nghỉ ngơi giữa tiếng dế, tiếng ve râm ran. Trong bàng đang rạo rực tuôn chảy dòng nhựa sống được những cái rễ chắc khoẻ cắm sâu vào lòng đất cần cù đưa lên. Bàng hào phóng gửi tặng dòng nhựa đó cho những chú ve nhỏ và được đền đáp bằng dàn đồng ca suốt cả một mùa hè…

Một ngày của bàng bằng một năm đời người. Từ một mầm cây nhỏ, bàng đã lớn, đã thấy, đã nghe, đã chứng kiến bao điều trong cuộc sống... Cô bé nhặt trái bàng ngày nào giờ đã trưởng thành. Đôi lúc trở lại góc phố xưa, cô vẫn ngước đôi mắt ướt nhìn lên tán bàng. Bàng lại nghiêng tán toả bóng vỗ về cô... Cứ thế, bao thế hệ người Hà Nội sinh ra, lớn lên. Còn bàng, bàng vẫn đứng đấy, mỗi mùa thu về lại thả những quả vàng cho những cô bé và xoè tán chở che cho những đứa trẻ lang thang không mái ấm…

Bài tham khảo 7

Đông lạnh. Một ngọn gió sắc nhọn vuốt qua làm rơi xuống vai tôi một chiếc lá bàng già, vàng sẫm. Chiếc lá úa cuối cùng. Tôi nhẹ nhàng cầm lấy nó, kỉ niệm về cây bàng chợt ùa về.

Suốt những năm học, tôi đã quen với hình ảnh cằn cỗi của cây bàng. Tôi đã rất nhiều lần đứng dưới cây, tự hỏi bàng có gì đặc biệt đến thế? Bàng không bao giờ giữ nguyên một dáng vẻ! Có lẽ sự thay đổi suốt bốn mùa làm nên điều đặc biệt chăng?

Mùa thu, lá bàng thả đầy sân trường, lộ ra những trái bàng xanh và có hình dáng như con thoi. Thoắt cái, quả bàng đã có sắc vàng, nhẹ nhàng và không phô trương. Tôi chưa bao giờ ăn quả bàng, nhưng nghe nói nó có vị ngọt và chát, vỏ quả bàng cứng cáp, nhưng tôi vẫn có thể ngửi thấy mùi thơm nhè nhẹ.

Đông về, cây bàng trần trụi, cô đơn. Đâu rồi tán lá bàng xum xuê? Cây bàng giơ những cánh tay gầy guộc. Nhìn bàng, tôi cảm thấy chạnh lòng. Khi những cơn gió lạnh thổi qua, liệu bàng có run? Bàng có lạnh không, với thân thể gầy guộc như thế? Nhưng bên trong cơ thể săn gầy ấy lại là một dòng nhựa sống mãnh liệt. Để xuân đến, cây bàng bừng tỉnh, đâm chồi nảy lộc. Từ những nách cành, nhú ra những những chồi non xanh mơn mởn, nhỏ xinh như những ngón tay em bé. Chồi nụ như những đốm lửa xanh thắp nến trên cây trông thật thích mắt. Mỗi ngày ngắm cây bàng, tôi lại thấy nó thay đổi chút ít. Cho đến khi những chồi nụ nở thành lá, tôi nhận ra đã sang hè.

Hè. Những chiếc lá bàng to bằng bàn tay ken vòm thành chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng tôi khi học thể dục dưới nắng. Những bông hoa bàng màu trắng ngời như những ngôi sao từ trên trời rơi xuống.

Tôi còn nhớ khi mới bước vào trường, cây bàng thả xuống đầu tôi một quả bàng như một lời chào tinh nghịch với người bạn mới. Khi tôi buồn, cây cũng buồn cùng tôi. Cây dịu dàng thả xuống vai tôi những chiếc lá, vài bông hoa. Với tôi, cây bàng như một người anh hiền lành, chất phác. Anh không biết tặng tôi những món quà giá trị vật chất, mà chỉ ngô nghê tặng tôi những gì anh có.

Cây bàng cũng có mặt trong những loài cây “thu về”. Đó là những loài cây đẹp nhất khe khẽ dắt mùa vào thu. Tôi nhớ đến câu hát “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...”. Cây bàng của tôi đã trở thành một nét thu Hà Nội. Không thể tưởng tượng nổi nếu sân trường tôi bỗng thiếu bóng cây bàng... Sẽ như thế nào nhỉ? Sẽ là nỗi trống trải và nhớ đến khắc khoải mất thôi…

Giờ thì tôi đã hiểu tại sao cây bàng lại đặc biệt đến thế! Không có vẻ đẹp tuyệt vời cũng không có hương thơm quý phái. Cây bàng đặc biệt theo cách riêng của nó. Không thể nhầm lẫn với bất cứ cây nào khác...

Bình luận (0)
NH
10 tháng 10 2018 lúc 20:54

trên bất kì sân trường nào cũng có ít nhất một cây bàng. Và trường em cũng có trồng bàng.

Bàng là một loại cây cho bóng mát.Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.

Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.

giờ ra chơi, các bạn nữ cùng nhau đọc sách đọc truyện dưới gốc cây, các bạn nam thì thi nhau chơi rượt bắt, ôn bài, thi nhau chơi các trò chơi dân gian.

Quên làm sao được những ngày ấy, nhìn qua cửa sổ em thấy thướng bác bàng làm sao! Mình thì được mặc áo ấm còn ngoài kia, bác vẫn đứng cô đơn, trơ trọi với cái rét đến tận xương, tận tụy. Em muốn như truyền sức ấm từ trái tim cho bác.

thấm thoát thời gian trôi qua thật mau, mới đây em đã xắp xa mái trường tiểu học thân yêu,em mong rằng  em vẫn sẽ mãi nhớ đến mái trường," Bác Bàng" thân yêu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết