B. Không trung thực
Chúc bạn học tốt!
B. Không trung thực
Chúc bạn học tốt!
Việc làm dưới đây thể hiện tính trung thực? *
1 điểm
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
B. Nhận lỗi thay cho bạn.
C. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.
Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ; con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không? *
1 điểm
A. Không vì con bị đi tù.
B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
D. Cả A và B.
Dù gia đình N nghèo nhưng N luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. N nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của N thể hiện điều gì? *
1 điểm
A. N là người khiêm tốn.
B. N là người tự ti.
C. N là người tự tin.
D. N là người tiết kiệm.
Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? *
1 điểm
A. Quan tâm giúp đỡ người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm.
B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác.
C. Giúp đỡ người khác một cách vô tư không mong sự trả ơn.
D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại.
Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là? *
1 điểm
A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.
B. Có ý thức và trách nhiệm.
C. Có văn hóa và trách nhiệm.
D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.
Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ? *
1 điểm
A. Sự vô ơn, phản bội.
B. Tiết kiệm.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
Vào lúc rảnh rỗi, D dành 1 phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và 1 phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào? *
1 điểm
A. D là người có lòng tự trọng.
B. D là người có đạo đức và kỉ luật.
C. D là người sống giản dị.
D. D là người trung thực.
Đối lập với tự tin là? *
1 điểm
A. Tự ti, mặc cảm.
B. Tự trọng.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.
Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì? *
1 điểm
A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.
Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? *
1 điểm
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự tin? *
1 điểm
A Luôn cho rằng mình tự làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài toán khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì? *
1 điểm
A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
B. Mọi người tôn trọng, quý mến.
C. Mọi người trân trọng.
D. Mọi người xa lánh.
Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? *
1 điểm
A. Không có mối quan hệ với nhau.
B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì? *
1 điểm
A. Tri ân các thầy cô giáo.
B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
C. Tri ân học sinh.
D. Giúp đỡ học sinh.
Đối lập với khoan dung là? *
1 điểm
A. Chia sẻ.
B. Hẹp hòi, ích kỉ.
C. Trung thành.
D. Tự trọng.
Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ? *
1 điểm
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô.
D. Giúp đỡ thầy cô.
Danh ngôn có câu: “ Chỉ có … và … mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là? *
1 điểm
A. Khiêm tốn và thật thà.
B. Tự lập và tự trọng.
C. Cần cù và tiết kiệm.
D. Trung thực và thẳng thắn.
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đoàn kết, tương trợ? *
1 điểm
A. Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.
B. Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình.
C. Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hòa thuận.
D. Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.
Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ? *
1 điểm
A. Giản dị.
B. Lòng trung thực.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
Đối lập với đoàn kết, tương trợ là? *
1 điểm
A. Vô ơn.
B. Chia rẽ.
C. Trung thành.
D. Khoan dung.
Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là? *
1 điểm
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình vui vẻ.
D. Gia đình văn hóa.
Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì? *
1 điểm
A. Nêu gương.
B. Phê bình, lên án.
C. Khen ngợi.
D. Học làm theo.
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào không thể hiện sự Tôn sư trọng đạo ? *
1 điểm
A. Luôn kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
B. Chỉ chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo khi ở trường.
C. Luôn coi thầy cô giáo là tấm gương sáng để noi theo.
D. Luôn ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ…
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là? *
1 điểm
A. Danh dự.
B. Uy tín.
C. Phẩm cách.
D. Phẩm giá.
Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì? *
1 điểm
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là? *
1 điểm
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Khoan dung.
D. Trung thành.
Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội? *
1 điểm
A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
C. Xây dựng xã hội phát triển.
D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
1 điểm
A. V là người không tự tin.
B. V là người tiết kiệm.
C. V là người nói khoác.
D. V là người trung thực.
Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực? *
1 điểm
A. Ném đá giấu tay
C. Treo đầu dê bán thịt chó.
B. Ăn ngay nói thẳng.
D. Gió chiều nào che chiều ấy.
Hành vi “vứt vỏ kẹo sang chỗ bạn để không bị cô giáo phê bình” là: *
1 điểm
A. Trung thực
B. Tự trọng
C. Không trung thực
D. Không tự trọng
Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì? *
1 điểm
A. Tự trọng.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Tự tin.
Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? *
1 điểm
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Lòng yêu thương con người.
Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện? *
1 điểm
A. Thật thà.
B. Lòng tự trọng.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực:"Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm". *
1 điểm
A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm
B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm
C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra
D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra
Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ? *
1 điểm
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không? *
1 điểm
A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .
C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
D. Cả A và B.
Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ? *
1 điểm
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kỉ luật? *
1 điểm
A. Giảng lại bài cho bạn khi bạn không hiểu.
B. Xuống xe khi ra, vào cơ quan, trường học.
C. Đi chợ giúp mẹ khi mẹ bận.
D. Dắt em nhỏ qua đường.
Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ? *
1 điểm
A. D là người vô trách nhiệm.
B. D là người vô tâm.
C. D là người vô ơn.
D. D là người vô ý thức.
Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là? *
1 điểm
A. Nội quy chung.
B. Quy tắc chung.
C. Quy chế chung.
D. Quy định chung.
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ?
(1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô ;
(2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập ;
(3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 ;
(4) Giờ trả bài Tập làm vãn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
Thanh và Mai là đôi bạn thân từ nhỏ, lại còn học chung lớp. Mấy hôm nay Mai bị ốm, Thanh hứa với Mai buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi bài và giúp bạn học. Nhưng gần hết buổi chiều mà mẹ Thanh vẫn thấy Thanh ngồi xem phim nên nhắc thì Thanh nói:" Phim hay quá, con xem nốt đã. Chiều nay con ko đến thì ngày mai cũng đc mà, có sao đâu mẹ"
a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Thanh?
b) Nếu là mẹ của Thanh, em sẽ khuyên Thanh điều gì?
-ÉT O ÉT, cần gấp-
Đã nhiều lần không làm bài tập ở nhà, được tổ trưởng nhắc nhở Quý hứa hôm sau sẽ hoàn thành nhưng hôm sau Quý vẫn không hoàn thành. Quý là người
A.trung thực.
B.không trung thực.
C.tự trọng.
D.không tự trọng.
Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?
Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?
Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói : “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ !”.
a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?
b. Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?
Câu 4: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: “Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”.
a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không ? Vỉ sao ?
b. Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?
Câu 5: Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.
a. Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?
b. Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?
Câu 6: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng
Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao?
Help me! Mai tớ phải kiểm tra rồi!
Lan thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Theo em, Lan nên làm gì để tôn trọng lẽ phải?
A. Lờ đi coi như không biết.
B. Làm quen với ông ta để bày tỏ sự thân thiện.
C. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.
D. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.
Trong giờ ra chơi học sinh lớp 7A đang chơi đùa vui vẻ thì cô Lan giáo viên dạy tiếng anh khối 6 đi qua. Mai thấy cô liền đứng nghiêm chào cô: “ Em chào cô ạ! “ Cô Lan tươi cười gật đầu chào lại Mai. Thanh thấy thế giật giật áo Mai nói nhỏ: “ Sao phải chào, cô ấy có dạy mình đâu “
a. Em đồng ý với cách ứng xử của bạn nào? Vì sao?
b. Nếu là Mai em sẽ khuyên bạn điều gì?
c. Các em cần phải làm gì để có được cách ứng xử văn hoá trong trường học.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK I MÔN GDCD LỚP 7
Năm học: 2021 - 2022
A. Lý thuyết:
- Thế nào là tôn sư, trọng đạo? biểu hiện của tôn sư, trọng đạo
- Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo?
- Ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo.
- Khoan dung là gì? Kể một số việc làm của bản thân thể hiện lòng khoan dung.
- Ýnghĩa của lòng khoan dung.
- Tiêu chuẩn cơ bản của một gia đình văn hóa. Ý nghĩa của gia đình văn hóa.
- Trách nhiệm của CD – HS trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Bản thân em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
B. Bài tập:
Tình huống 1:
T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không? Vì sao?
2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T?
Tình huống 2:
Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan? mọi người giúp mình với ạ
Trong lớp em, bạn M không may té xe bị gãy tay nên phải nghỉ học.Em rủ N đến thăm M nhưng N ko đi và nói với em rằng mình ko chơi thân với M nên ko quan tâm đến việc đó.Em sẽ làm như thế nào trong tình huống trên? Mn giải đáp giúp mình vs ạ
Bài tập 5: Lan bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà 1 tuần. Tập thể lớp 7B cử Trung - nhà gần nhà Vân đến chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học. Nhưng Trung không đồng ý vì cho rằng Lan không phải bạn thân của mình nên không cần phải giúp Lan. Em có nhận xét gì về hành vi của Trung ? Em sẽ khuyên trung như thế nào ?