Một vật dao động với tần số 5Hz. Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Hãy so sánh biên độ dao động của vật khi tần số của ngoại lực có giá trị lần lượt bằng: f1 = 2Hz; f2 = 4Hz; f3 = 7,5Hz ; f4 = 5Hz .
A. A1< A3< A2< A4
B. A3< A1< A4< A2
C. A2< A1< A4< A3
D. A1< A2< A3< A4
Một hệ dao động có tần số riêng fo thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hoà với tần số f trong môi trường có lực cản. Khi ổn định, hệ sẽ dao động với tần số
A. f + fo.
B. f.
C. f0.
D. 0,5(f + f0).
Vật A có tần số góc riêng ω0 dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực F = F0cos(ωt) (F0 không đổi, ω thay đổi được). Trong cùng một môi trường dao động, biên độ dao động của vật A cực đại khi
A. ω = 0,5ω0.
B. ω = 0,25ω0.
C. ω = ω0.
D. ω = 2ω0.
Một vật chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức điều hòa F = 5cos4πt (N). Biên độ dao động của vật đạt cực đại khi vật có tần số dao động riêng bằng
A. 2π Hz
B. 4 Hz
C. 4π Hz
D. 2 Hz
Một con lắc lò xo dao động điều hòa trong môi tường có lực cản. Tác dụng vào con lắc một ngoại lực cưỡng bức, tuần hoàn F = F 0 cos ω t , tần số góc ω thay đổi được. Khi thay đổi tần số đến giá trị ω 1 và 3 ω 1 thì biên độ dao động của hai con lắc đều bằng A 1 . Khi tần số góc bằng 2 ω 1 thì biên độ dao động của con lắc là A 2 . So sánh A 1 1 và A 2 ta có
A. A 1 = A 2
B. A 1 > A 2
C. A 1 < A 2
D. A 1 = 2 A 2
Một vật chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức điều hòa F = 5cos4 π t (N). Biên độ dao động của vật đạt cực đại khi vật có tần số dao động riêng bằng:
A. 2 π Hz.
B. 4 Hz.
C. 4 π Hz.
D. 2 Hz.
Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
C. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng 10 rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biên thiên Fn = Focos8t N (t tính bằng s). Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Tốc độ cực đại
A. 30 cm/s.
B. 15 cm/s.
C. 24 cm/s.
D. 12 cm/s.
Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số dao động riêng ω = 10 π rad / s . tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên F n = F 0 cos 20 π t N . Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Tốc độ cực đại của vật là:
A. 50 cm/s.
B. 25 cm/s.
C. 100 π cm/s.
D. 50 π cm/s.
Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng ω o = 10 rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên Fn = F0cos(20t) N. Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật qua li độ x = 3 cm thì tốc độ của vật là
A. 40 cm/s.
B. 60 cm/s.
C. 80 cm/s.
D. 30 cm/s.