ND

- Bẩm bà, bà dạy thế thật oan cho con quá. Trời để con sống bằng này tuổi đầu, con còn dám lừa lọc hay sao? Thật có trời trên kia làm chứng, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật chết con đi! Con chỉ xin bà cho được trông thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận…

 

- Nó không đuợc rỗi mà chơi với bà. Chẳng chơi bời gì cả! Bà đã trót lên thì vào đây, tôi cho một bữa cơm. Bận sau thì đừng vẽ con khỉ nữa. Nhà tôi không có thói phép cho chúng nó như thế được. Con tôi đi học tận Hà Nội, dễ tôi cũng phải nay ra chơi, mai ra chơi với nó đấy! Đã đi ở mà còn không biết phận… Chơi với bời!…

 

Môi bà lại chiệp chiệp và xìa ra…

 

Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:

 

- Bà đi đâu đấy?

 

- Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.

 

Câu nói rất thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình bằng cách nói toạc nó ra. Cái đĩ bế em, dắt bà ra đầu chái, để không bị ai nhìn nữa…

 

 

Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hầm hầm. Lũ con gái, con nuôi, con ở, biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tí, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:

 

- Mời bà phó…

 

Nhưng bà vừa mới há mồm ra thì bà phó đã cau mặt quát:

 

- Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!

 

Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều lặng lẽ, cắm cúi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà đánh rơi cả mắm ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:

 

- Sẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy!

 

Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà mới ăn chưa hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi nguời khác cũng thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy. Thật ra thì lệ mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm thôi. Mà phải ăn nhanh để còn làm. Nhưng bà lão nhà nghèo, đã quen sống vô tổ chức, làm gì hiểu trong những nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có sự hạn chế miệng ăn như vậy? Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Nhưng người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơm còn lại như một con gà con nuốt nhái. Rồi nó buông bát đũa. Bà bảo cháu:

 

- Ăn nữa đi, con ạ. Nồi còn cơm đấy. Đưa bát bà xới cho.

 

Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:

 

- Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!

 

À! Bây giờ thì bà lão hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:

 

- Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?

 

- Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nũa. Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?

 

Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!…

 

Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi:

 

- Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!…

Câu 1 Theo bà phó Thụ, vì sao bà của cái đĩ lại chết 

Câu 2 Chỉ ra sự thay đổi điểm nhìn và tác dụng của sự thay đổi ấy trong đoạn trích sau ''Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. ''

Câu 3 Xác định chủ đề văn bản 

Câu 4 Nhận xét ý nghĩa nhan đề truyện ngắn ''1 bữa no''

Câu 5 Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất ?Vì sao?

CX
11 tháng 12 lúc 20:03

Câu 1:
Theo bà Phó Thụ, bà của cái đĩ chết vì "no một bữa là đủ chết." Nghĩa là, bà chết do ăn quá no, thừa mứa, dẫn đến tình trạng đau bụng, tả và lị, cuối cùng mất mạng. Bà Phó Thụ cho rằng sự thiếu cẩn thận trong ăn uống, ăn quá nhiều trong một lần là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của bà lão.

Câu 2:
Đoạn trích thay đổi điểm nhìn từ bà lão sang bà Phó Thụ, khi bà lão tiếp tục ăn dù đã no và cảm giác tiếc rẻ vì vẫn còn cơm trong nồi. Việc thay đổi này giúp người đọc hiểu được tâm trạng và sự mâu thuẫn trong suy nghĩ của bà lão. Câu chuyện từ góc nhìn của bà lão làm nổi bật sự nghèo khổ, lòng tham ăn và những cảm xúc dằn vặt của bà khi phải ăn thêm dù biết rằng mình đã đủ no. Cũng chính trong khoảnh khắc đó, bà lão thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết về cách thức ăn uống đúng đắn, từ đó tạo ra một khung cảnh đầy bi kịch.

Câu 3:
Chủ đề của văn bản là sự nghèo khổ, tham lam và hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một bà lão nghèo, vì đói khổ và không có ý thức trong ăn uống, đã phải chịu hậu quả đau đớn đến cái chết vì ăn quá no. Chủ đề này cũng phản ánh một bài học về sự thiếu hiểu biết trong cuộc sống và hậu quả của nó.

Câu 4:
Nhan đề "1 bữa no" mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự mỉa mai về một bữa ăn no đủ nhưng lại dẫn đến cái chết. Nhan đề này không chỉ đơn thuần nói đến bữa ăn mà còn chỉ ra mối nguy hiểm tiềm ẩn khi con người không biết cách tự kiểm soát bản thân, khi thỏa mãn những ham muốn tức thời mà không quan tâm đến hậu quả. Đây là một thông điệp về sự thận trọng trong hành động và nhận thức về giới hạn của bản thân.

Câu 5:
Chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc nhất là khi bà lão tiếp tục ăn dù đã no và cảm giác tiếc rẻ vì vẫn còn cơm trong nồi. Hình ảnh này phản ánh sự nghèo khổ, lòng tham và sự thiếu hiểu biết của bà lão. Nó cũng là minh chứng cho sự bi kịch trong cuộc sống của những người nghèo, luôn muốn ăn cho đủ, ăn cho thỏa mãn trong khi không nhận ra rằng cái ăn không phải lúc nào cũng mang lại niềm vui. Chi tiết này khiến người đọc cảm nhận rõ nét sự mâu thuẫn nội tâm và sự đau đớn mà bà lão phải trải qua, từ đó làm nổi bật bi kịch của nhân vật trong câu chuyện.

Bình luận (0)