Hai câu kết tác giả muốn nói điều gì ?
“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
A. Thể hiện nỗi tuyệt vọng khi không được đón nhận tình cảm.
B. Là lời oán trách người con gái đã khước từ tình cảm chân thành.
C. Thể hiện lòng yêu chân thành và cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc.
D. Thể hiện lòng ghen tuông, đố kị.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự yêu nước của tác giả trong " bài thơ của một người yêu nước mình".
Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.
Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."
Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?
Cảm nhận tình yêu cuộc sống của tác giả trong bài Vội vàng ở bẩy câu thơ đầu
Với “Bài thơ số 28”, tác giả R.Ta-go muốn khẳng định một điều thuộc về bản chất của tình yêu là gì?
A. Tình yêu luôn luôn là tình cảm bất diệt nhất.
B. Tình yêu không có bến bờ của nó như lòng người không có độ sâu.
C. Tình yêu là sự tự nguyện của cả hai người, không có sự gượng ép trong tình yêu.
D. Tình yêu là sự đồng điệu, hòa hợp dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau.
Điều kì diệu của tình yêu được tác giả diễn tả qua những nghịch lí hết sức độc đáo. Hai câu nào dưới đây trong bài thơ không nói lên sự nghịch lí đó?
A. Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
B. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
C. Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú.
Nó sẽ mở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
D. Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nhận định sau đây về bài thơ Thương vợ đúng hay sai?
“Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”
A. Đúng
B. Sai
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".
Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.
(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)
Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả.
Bài thơ ''Lưu biệt khi xuất dương” là của tác giả nào sau đây?
A. Phan Bội Châu
B. Trần Cao Vân
C. Huỳnh Thúc Kháng
D. Phan Châu Trinh
Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.) Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.