HN

 

Bài tập 2 : Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

      "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"

(Ngữ văn 7- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?

Câu 2: Hãy xác định kiểu câu được sử dụng ở trong hai câu sau và nêu rõ tác dụng: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

Câu 3:Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) chứng minh rằng nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. ( Trong đoạn văn có sử dụng thành phần trạng ngữ- gạch chân).

DD
31 tháng 3 2022 lúc 8:23

1. đoạn văn trên trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". Tác giả là Hồ Chí Minh

2. cả 2 câu đều là câu rút gọn vì nó không có chủ ngữ.

3. Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Chính vì vậy, thế trẻ hôm nay phải ra sức gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết