Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)
Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Câu 1: M1. Câu nào cho thấy bà của Thanh đã già? (0,5điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: M1. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt thương hại.
Câu 3: M2.Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác buồn, không được bà che chở
Câu 4: M2. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?(0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh yêu bà, thương bà.
Câu 5: M3.Theo em Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?(1 điểm)
Câu 6: M4. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?(1 điểm)
Câu 7: M1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Che chở
B. Yêu thương
C. Thong thả
D. Mát mẻ
Câu 8: M2. Từ “Thanh” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ
D. A và C đều đúng.
Câu 9: M3. Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (1 điểm)
“Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương”
Câu 10: M4.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính trung thực. (1 điểm)
Đọc bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời các câu hỏi :
Tìm trong bài và viết lại:
- 5 danh từ: ………………………………………………………………………………………….
- 5 động từ: ………………………………………………………………………………………….
- 5 tính từ: …………………………………………………………………………………………...
Đọc đoạn mở bài dưới đây và trả lời câu hỏi :
Đêm qua, khi hai mắt ríu lại, em mơ thấy mặt đất bỗng nhiên không có một bóng cây xanh, nhà cửa đứng trơ trọi buồn tẻ, chim chóc cũng rủ nhau bay đi đâu hết, gió ngừng thổi... Trẻ con chúng em không có loại hoa quả gì để ăn, bữa cơm không có rau xanh ... Hoảng hốt, em bừng tỉnh dậy, chạy vội ra vườn : Ôi ! Cây khế cơm đầu nhà vẫn còn. Cành khế như sà xuống vẫy chào em.
a) Mở bài trên đây giới thiệu cây gì ?
b) Đó là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp ?
c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ chuyện gì ? Cách giới thiệu đó có gì hay ?
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢM
Một công ty đăng bản tuyển dụng nhân viên. Ngày hôm sau có 3 ứng viên đến phỏng
Ứng cử viên thứ nhất bước vào. Giám đốc bảo: "Đằng kia có cái cửa kính kìa! Anh hãy
đến đấm vỡ nó bằng tay không cho tôi xem nào!"
Giám đốc vừa dứt lời, anh chàng đã xông xáo xắn tay áo thi hành ngay mệnh lệnh. May
mà đó chỉ là cửa bằng giấy, nếu không tay anh nhất định sẽ bị mảnh thuỷ tinh cứa chảy máu.
Giám đốc cho gọi người thứ hai vào, đưa cho anh ta một thùng nước bẩn rất hôi thối:
"Anh thấy căn phòng ở cuối hành lang không? Hãy đem thùng nước này đến dội lên mình anh
công nhân đang nằm nghỉ ở đó."
Anh chàng lập tức bê thùng nước bẩn đi thực hiện nhiệm vụ. Cửa đóng, anh đạp mạnh,
cánh cửa bật tung ra. Quả như lời giám đốc nói, có một người đang ung dung nằm nghỉ ở đấy.
Anh chàng chẳng nói chẳng rằng bê cả thùng nước đổ xối xả lên thân người ấy. Nhiệm vụ
hoàn thành, anh ta vội chạy thật nhanh, hớn hở quay về báo cáo kết quả với giám đốc. Lúc này
giám đốc mới cho anh ta biết "nạn nhân" kia chỉ là người sáp thôi.
Đến lượt người thứ ba. Cũng giống hai lần trước, giám đốc lại cao giọng đưa ra thử
thách:
"Hiện giờ có một gã to béo đang ở trong phòng khách, anh hãy đến đây và đấm cho hắn hai
quả trời giáng."Ứng viên thứ ba ngạc nhiên lắm: "Xin lỗi! Làm sao tôi có thể tấn công người khác khi không có
lý do gì cả? Nhưng dù có lý do đi nữa, tôi cũng không thể sử dụng cú đấm một cách bạo lực
như vậy. Thật tiếc nếu không được ông tuyển dụng, nhưng xin ông thứ lỗi, tôi không thể thực
hiện mệnh lệnh của ông."
Ứng viên thứ ba vừa dứt lời, giám đốc đã dõng dạc tuyên bố: anh đã trúng tuyển. Anh là
người dũng cảm và có lý trí, quyết không thực hiện những mệnh lệnh vừa nhảm nhí vừa bạo
lực của ông chủ
9. Trong bài có mấy câu kể được viết theo mẫu Ai-là gì? Hãy viết lại những câu kể
ấy
Hãy đọc thầm bài tập đọc sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Minh là một cậu bé như thế nào?
5 điểm
A. Mịnh bị một tai nạn, tay của cậu không nhanh nhẹn như bạn bè. Nhưng cậu có nhiều cố gắng.
B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.
C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.
D. Chậm chạp và lười biếng.
Câu 2. Vì sao Dũng xin được học cùng Minh?
5 điểm
A. Vì cô giáo phân công Dũng giúp đỡ Minh.
B. Vì Dũng nghĩ sẽ được cùng Minh chơi cờ vua.
C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.
D. Vì thấy không có ai chọn Minh.
Câu 3. Dũng đã nói với cô và các bạn lý do muốn học cùng Minh là gì?
5 điểm
A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.
B. Minh và Dũng rất thân nhau.
C. Dũng thấy Minh tội nghiệp.
D. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.
Câu 4. Em thấy Dũng là một người như thế nào?
10 điểm
A. Biết quan tâm đến bạn bè.
B. Biết yêu thương bạn bè.
C. Biết đoàn kết với bạn bè.
D. Biết đồng cảm và giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn.
Câu 5. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !” là:
5 điểm
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích
B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Đánh dấu câu nói được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biết
Câu 6: Trong từ "ẩu đoảng", tiếng "ẩu" gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?
5 điểm
A. Âm đầu và vần.
B. Âm đầu và thanh.
C. Vần và thanh.
D. Âm đầu và âm cuối
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?
10 điểm
A. đo đỏ, nhanh nhẹn, lấp lánh
B. đo đỏ, lấp lánh, dẻo dai
C. đo đỏ, lấp lánh, sáng sớm
D. sáng sớm, thẳng tắp, đo đỏ.
Câu 8. Động từ trong câu: "Chiều nay, Dũng xin bố bộ cờ vua." . Đó là:
10 điểm
A. chiều nay
B. Dũng
C. xin
D. bộ cờ vua
Câu 9. Câu thành ngữ, tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người?
10 điểm
A. Thương người như thể thương thân.
B. Cây ngay không sợ chết đứng.
C. Trâu buộc ghét trâu ăn.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 10: Những từ nào là danh từ riêng?
5 điểm
A. Dũng, vua, cô giáo, sông Hồng.
B. Dũng, trường Liên Hà, cô giáo
C. Liên Hà, Dũng, vua Đinh Tiên Hoàng
D. Liên Hà, Dũng, Đinh Tiên Hoàng
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
Con suối nhỏ
Tôi là con suối nhỏ
Trong veo và ngọt ngào
Đàn tôi reo róc rách
Khi trầm, khi vút cao.
Tôi là con suối nhỏ
Men bờ đá tôi đi
Tôi yêu cua, yêu cá
Tiếng hát ru thầm thì.
Tôi là con suối nhỏ
Bước chân không biết dừng
Mang niềm vui bày tỏ
Với dòng sông mênh mông.
Mai sông về biển mẹ
Có bước tôi theo về
Biển nằm tôi nghe kể
Câu chuyện dài sơn khê...
a) Trong bài thơ, những sự vật nào được nhân hóa ?
b) Chúng được nhân hóa nhờ những từ xưng hô và từ ngữ chính hoạt động, cảm xúc của con người. Em hãy tìm và ghi lại những từ ngữ ấy.
Tập đọc : Cánh diều tuổi thơ Câu 2 Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào? Giúp mình với !
MỞ CÁNH CỬA NIỀM VUI
Bà nội xin hàng xóm một chú chó con rất đáng yêu. Chú chó con hoạt bát vẫy duôi rối rít trước mặt cô bé, tỏ ra rất vui mừng. Cô bé cũng rất quý chú chó, ngày nào cũng chơi dùa cùng nó và cười thích thú. Bỗng một ngày, chủ chó bị bệnh chết. Cô bé nằm bò trên bậu cửa sổ, nước mắt giàn giụa khi nhìn thấy bà chôn chủ chó nhỏ. Bà nội vô tình quay đầu lại, nhìn thấy nưrớc mắt của cô cháu gái, cảm thấy nao lòng, vội chạy vào nhà, ôm cô bé dến trước bậu cửa sổ khác - cửa sổ này đối diện với vườn trồng hoa hồng. Những bông hồng đủ màu sắc dang nở rực rỡ, mùi hương thơm nồng của hoa bay ngào ngạt. Vườn hồng còn có các chú bướm bay dập dờn. Cô bé ngẩn người ngắm nhìn, quên đi chuyện chú chó bị chết, nghĩ đến cảnh mình sainh đuổi bắt bướm trong vườn hoa và ngã nhào vào những khóm hoa. Nghĩ đến đó, cô bé bỗng nhiên mim cười, mọi buồn bã vừa nãy tan biến như bong bóng xà phòng. Bà nội nhẹ nhàng quay mặt cô bé lại, âu yếm nói: "Cháu gái, cháu có thể làm người vui vẻ, chỉ cần cháu mở đúng cánh cửa mà thôi."
Câu hỏi: Em học được điều gì ở cô bé?
Đọc bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời các câu hỏi
1. Bài văn được chia làm mấy đoạn?
a. 2 đoạn b. 3 đoạn c. 4 đoạn