Bài 3: Cho đoạn văn sau:
"Ta thưởng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đĩa, chỉ cần tức chưa xã thịt, lật da, nuất gan uống máu quân thủ. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài núi có, nghìn xác này gói trong đa ngựa ta cũng vui lòng
1. Đoạn văn trên sử dụng phương biểu đạt gi? Nếu và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên?
2. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu trình bày theo mục đích nói nào?
3. Phân tích đoạn văn trên để thấy rõ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Trấn
Quốc
Làm câu nào cũng được ạ. Em cảm ơn nhiều ạ
1. biểu cảm và tự sự
BPTT : liệt kê + so sánh ( ở câu đầu):
tác dụng : tăng hiệu quả diễn đạt cho việc kể lại tâm trạng , cảm xúc của tác giả về tình hình đất nước lúc bấy giờ .
- BPTT : lặp cấu trúc ( trăm thân - nghìn xác ) ( câu cuối):
tác dụng : làm cho người đọc biết được rõ ràng tâm tư , suy nghĩ và thái độ cương quyết , tức giận của người nói trước tình hình đất nước bấy giờ .
2. Gồm 2 câu
c1 : mục đích nói : trình bày
c2 : mục đích nói : bộc lộ cảm xúc.
3.
Đoạn văn trên đã bày tỏ ra những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả lúc ấy , đã nêu lên rõ ràng tình cảnh đất nước lúc bấy giờ . Đã làm nổi bật lên tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn . Ta có thể thấy ông là người là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc .Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” . Đó, là lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.