Bài 5: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

TH

Bài 28Cho đường tròn (O), dây cung AB cố định ( AB không phải là đường kính của đường tròn). Từ điểm M di động trên cung nhỏ AB ( M ≠ A và M ≠ B), kẻ dây cung MN vuông góc với AB tại H. Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với NA, cắt đường thẳng NA tại Q.

a)     Chứng minh 4 điểm A, M, H, Q cùng nằm trên một đường tròn

b)    Chứng minh MN là tia phân giác của góc BMQ

c)     Đường thẳng QH cắt NB tại P. Chứng minh \(\Delta QMA\sim\Delta PMB\)

d)Xác định vị trí của M trên cung AB để MQ.AN + MP.BN có giá trị lớn nhất

NT
14 tháng 2 2021 lúc 12:40

a) Xét tứ giác AHMQ có

\(\widehat{AHM}\) và \(\widehat{AQM}\) là hai góc đối

\(\widehat{AHM}+\widehat{AQM}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)

Do đó: AHMQ là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)

nên A,H,M,Q cùng nằm trên một đường tròn(đpcm)

b) Ta có: AHMQ là tứ giác nội tiếp(cmt)

nên \(\widehat{QAH}+\widehat{QMH}=180^0\)(Định lí tứ giác nội tiếp)

\(\Leftrightarrow\widehat{QAB}+\widehat{QMN}=180^0\)

mà \(\widehat{QAB}+\widehat{NAB}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{QMN}=\widehat{NAB}\)(1)

Xét (O) có

\(\widehat{NAB}\) là góc nội tiếp chắn \(\stackrel\frown{NB}\)

\(\widehat{BMN}\) là góc nội tiếp chắn \(\stackrel\frown{NB}\)

Do đó: \(\widehat{NAB}=\widehat{BMN}\)(Hệ quả góc nội tiếp)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{QMN}=\widehat{BMN}\)

mà tia MN nằm giữa hai tia MQ và MB

nên MN là tia phân giác của \(\widehat{QMB}\)(đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
XM
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết