NC

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

   "Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Câu 1:  Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thể loại đó.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn văn trên là những ai? Tìm những chi tiết giới thiệu về các nhân vật đó?

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn" ? Cho biết em giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

Câu 4: Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.

Câu 5: Hãy viết đoạn văn trình bày ý nghĩa biểu tượngcủa những nhân vật chính em vừa tìm được trong đoạn văn.

Bài 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

BT
3 tháng 3 2022 lúc 21:39

I

Bình luận (1)
NC
3 tháng 3 2022 lúc 21:42
Bình luận (2)
H24
3 tháng 3 2022 lúc 21:49

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm " Sơn Tinh, Thủy Tinh" 

- Thuộc thể loại : Truyền thuyết 

- Khái niệm về Truyền thuyết: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn văn là :

- Sơn Tinh :  Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Là chúa non cao

- Thủy Tinh :  Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Là chúa vùng nước thẳm.

3. 

Băn khoăn : Không yên lòng vì đang có những điều bắt buộc phải nghĩ ngợi, cân nhắc.

Bằng cách : Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị.

4. Từ láy: băn khoăn 

5. Tham khảo:

  – Sơn Tinh: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây,…”; bốc đồi, dời núi, “dựng thành lũy đất” tượng trưng khát vọng và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

   – Thủy Tinh: “gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai uy hiếp cuộc sống con người.
Làm đại đúng có sai sory nhe

 

Bình luận (0)
H24
3 tháng 3 2022 lúc 21:52

Câu 1 : Trích từ tác phẩm : Sơn Tinh , Thủy TInh

`-` Thể loại : truyền thuyết.

`-` Khái niệm : Truyền thuyết là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân. Qua đó thể hiện thái độ, góc nhìn của nhân dân với sự kiện lịch sử cũng như người được kể đến.

Câu 2 : Nhân vật chính trong đoạn trích : Sơn Tinh, Thủy Tinh.

`-` Chi tiết :

`+` Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

`+` Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.

Câu 3 : `-` Băn khoăn: cảm giác buồn chồn, lo lắng hoặc thổn thức vì một điều đang nghĩ ngợi.

`->` Vừa giải thích bằng cách nếu khái niệm, nghĩa của từ.

Câu 4 : Từ láy : bàn bạc.

Câu 5 : Tham khảo:

Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật tưởng tượng, hư cấu, mang ý nghĩa biểu trưng. Thủy Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, là hiện tượng lũ lụt được hình tượng hóa. Sơn Tinh biểu trưng cho đất, núi, đồng thời cũng là sức mạnh, là khả năng, ước mơ chiến thắng lũ lụt của nhân dân được hình tượng hóa. Truyện gắn với thời đại vua Hùng, tại địa bàn dựng nước Văn Lang xưa, nhằm đề cao và tôn vinh những chiến công của người Việt cổ trong công cuộc chống bão lụt, chế ngự và sử dụng nguồn nước (ở lưu vực sông Đà và sông Hồng) để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống, dựng xây đất nước. 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
N0
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết