DD

Bài 2. Cho câu thơ sau: “Chú bé loắt choắt”

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ ?

b. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Phương thức biểu đạt chính là gì? Nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ? 

c. Hai khổ em vừa chép  được lặp lại nguyên vẹn ở phần kết thúc của bài thơ có ý nghĩa gì?

d. "Lượm ơi còn không?", câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? 

MN
20 tháng 7 2021 lúc 22:04

a, 7 câu tiếp:

“ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

b, Đoạn thơ được chép từ bài Lượm của Tố Hữu. PTBD: Biểu cảm

Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sự ngây thơ và hồn nhiên của Lượm

c, 

Tham khảo nha em:

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

d, 

Tham khảo em nhé:

Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.

Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
VV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
VV
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết