* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)
Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Câu 1: M1. Câu nào cho thấy bà của Thanh đã già? (0,5điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: M1. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt thương hại.
Câu 3: M2.Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác buồn, không được bà che chở
Câu 4: M2. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?(0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh yêu bà, thương bà.
Câu 5: M3.Theo em Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?(1 điểm)
Câu 6: M4. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?(1 điểm)
Câu 7: M1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Che chở
B. Yêu thương
C. Thong thả
D. Mát mẻ
Câu 8: M2. Từ “Thanh” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ
D. A và C đều đúng.
Câu 9: M3. Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (1 điểm)
“Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương”
Câu 10: M4.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính trung thực. (1 điểm)
Trong bài Ê-đi-xơn và bà mẹ
Trong câu : " Ê-đi-xơn nói với giọng đầy lạc quan và tự hào. " , từ " lạc quan " được dùng với nghĩa gì ?
Trong bài Ê-đi-xơn và bà mẹ
Qua bài này em học tập Ê-đi-xơn điều gì ?
Trong câu : " Ê-đi-xơn nói với giọng đầy lạc quan và tự hào." , từ " lạc quan " được dùng với nghĩa gì ?
Mọi người giúp mik với ạ
Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? *
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Viết đoạn văn từ 5 câu trở lên chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật người bà trong câu chuyện: Về thăm bà.
Cho câu:
Bà nói với tôi:
- Cháu phải biết quan tâm và giúp đỡ cha mẹ.
Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng là:
a. Dẫn lời nói trực tiếp của một nhân vật.
b. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
d. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của một nhân vật.
Câu viết chưa đúng cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam là:
a. Nghỉ hè, gia đình Lan đi du lịch ở Côn Đảo.
b. Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai ở nước ta.
c. Bạn Hùng quê ở Trà Vinh.
d. Hoàng liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
Tìm động từ, tính từ trong câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế”
- Động từ:……………………………………………………
- Tính từ:……………………………………………………
1.Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?
A.Động từ
B.Danh từ
C.Tính từ
2.Trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” Có mấy động từ, có mấy tính từ?
A.Hai động từ, hai tính từ
B.Hai động từ, một tính từ
C.Một động từ, hai tính từ
3.Tình huống nào sau đây chưa thể hiện phép lịch sự của người hỏi :
A. Mẹ hỏi Sơn: “Mấy giờ con tan học?”
B.Sơn hỏi Hà: “Mấy giờ sẽ họp lớp?”
C.Thắng hỏi Liên: “Mượn bút chì màu một lúc có được không?”
D.Hà thỏ thẻ với bà: “Bà có cần cháu xâu kim giúp bà không ạ?”
Kẻ chân dưới các trạng ngữ trong các câu sau và nờu ý nghĩa của mỗi trạng ngữ đó
a) Lần nào trở về với bà, thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.
b) Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi- trong đó có Mai và Hiền- rủ nhau đến phòng triển lãm.
c) Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt nhìn như không thấy gì, đi rất chậm.
d) Hằng năm, cứ vào cuối thu, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
e) Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về Phương Nam .
g) Một hôm, đã khuya lắm, Hoài Văn còn chong đèn trên lầu.