Bài 1:Tính khối lượng bằng gam của một nguyên tử magie
Bài 2:Nguyên tử A nặng gấp hai lần nguyên tử oxi.Tính nguyên tử khối A.Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố
Bài 3:tính khối lượng bằng gam của:
a.nguyên tử nhôm
b.nguyên tử photpho
c.nguyên tử oxi
Bài 4:Hãy so sánh xem nguyên tử oxi nặng hay nhẹ hơn nguyên tử H,S,C bao nhiêu lần
Bài 5:Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử lưu huỳnh.Tính bằng khối lượng nguyên tử X và viết kí hiệu hóa học của X
Bài 6:Nguyên tử X nặng hơn 1/2 nguyên tử Y và nguyên tử Y nặng bằng 1,5 lần nguyên tử Z,biết nguyên tử khối của Z là 16
a.Tính nguyên tử khối của X
b.Viết kí hiệu hóa học của Y và X.(Biết Z là nguyên tố oxi)
Bài 7:Nguyên tử khối của nguyên tử cacbon bằng 3/4 nguyên tử khối của nguyên tử oxi,nguyên tử khối của nguyên tử oxi bằng 1/2 nguyên tử khối của nguyên tử S.Tính nguyên tử khối của nguyên tử oxi và nguyên tử lưu huỳnh.Biết nguyên tử khối của cacbon là 12
Bài 1: \(m_{Mg}=24.1,6605.10^{-24}=3,9852.10^{-23}\left(g\right)\)
Bài 2: \(NTK_A=2.NTK_O=2.16=32\left(đvC\right)\)
A là nguyên tố lưu huỳnh (kí hiệu: S)
Bài 3:
a) \(m_{Al}=27.1,6605.10^{-24}=4,48335.10^{-23}\left(g\right)\)
b) \(m_P=31.1,6605.10^{-24}=5,14755.10^{-23}\left(g\right)\)
c) \(m_O=16.1,6605.10^{-24}=2,6568.10^{-23}\left(g\right)\)
Bài 4:
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{NTK_O}{NTK_H}=\dfrac{16}{1}=16\\\dfrac{NTK_O}{NTK_S}=\dfrac{16}{32}=\dfrac{1}{2}=0,5\\\dfrac{NTK_O}{NTK_C}=\dfrac{16}{12}=\dfrac{4}{3}\end{matrix}\right.\)
Vậy nguyên tử O nặng hơn nguyên tử H 16 lần, nhẹ hơn nguyên tử S và bằng 0,5 lần nguyên tử S, nặng hơn nguyên tử C \(\dfrac{4}{3}\) lần
Bài 5: \(NTK_X=2.NTK_S=2.32=64\left(đvC\right)\)
`=>` \(m_X=64.1,6605.10^{-24}=1,06272.10^{-22}\left(g\right)\)
X là đồng (Kí hiệu: Cu)
Bài 6:
a) \(NTK_Y=1,5.NTK_Z=1,5.16=24\left(đvC\right)\)
\(NTK_X=\dfrac{1}{2}.NTK_Y=\dfrac{1}{2}.24=12\left(đvC\right)\)
b) X là Magie (Kí hiệu: Mg)
Y là Cacbon (Kí hiệu: C)
Bài 7:
\(NTK_O=\dfrac{4}{3}.NTK_C=\dfrac{4}{3}.12=16\left(đvC\right)\\ NTK_S=2.NTK_O=2.16=32\left(đvC\right)\)