Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

LD

Bài 1. Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? Điều đó đã nói
lên sự khác biệt của “thơ mới” so với “thơ cũ” như thế nào?

LH
31 tháng 3 2020 lúc 9:16

- Bài thơ đã gợi ra được những hình tượng nghệ thuật độc đáo mang nhiều tầng nghĩa:

+ Rừng: sự tự do.

(Cảnh giang sơn, núi rừng huy hoàng, hùng vĩ, dữ dội gợi liên tưởng tới một thế giới tốt đẹp trong quá khứ. Đó là thế giới của tự do.

Cảnh vườn bách thú của hiện tại với cũi sắt, hoa chăm cỏ xén, cây cối nhân tạo chính là gợi về thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

+ Hình ảnh con hổ bị nhốt nơi vườn bách thú, phải “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” để rồi “Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ” gợi lên hình ảnh những con người có hùng tâm, tráng chí nhưng sa cơ lỡ vận, vừa phẫn uất, vừa kiêu hùng về thân thế của mình, bất hòa với thực tại và đứng cao hơn thực tại.)

=> Tâm trạng của chú hổ chính là tâm sự của một thế hệ thanh niên.

- Nghệ thuật tương phản, đối lập được gợi ra rất khéo léo: Càng tô vẽ cho cảnh quá khứ huy hoàng thì càng làm cho người đọc ghét cảnh tầm thường, giả dối bấy nhiêu. => Tinh thần yêu nước. Sự tương phản đối lập giữa QK – HT, giữa cảnh sơn lâm hùng vĩ và cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối. Sự tương phản đối lập gay gắt này đã làm nổi bật sự bất hòa sâu sắc giữa thực tại và niềm khao khát tự do đến mãnh liệt của con hổ.

- Ngôn từ giàu sức tạo hình -> từng phần cảm xúc.

+ Sử dụng từ láy và điệp ngữ -> nhịp điệu.

+ Sử dụng phép nhân hóa, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ để tạo nên những hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.

- Thể thơ 8 chữ mới lạ. Giọng thơ vừa u uất dằn vặt vừa hào hùng, tha thiết.

- Nhạc điệu của bài thơ được tạo nên bởi nhịp điệu và giọng điệu. Bài thơ có những câu thơ dài ngắn đan xen vừa tạo hình, vừa giàu sức gợi cảm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết