Bài 1: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108 km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h, m/s.
Bài 2. Một xe đạp chuyển động trên quãng đường thứ nhất dài 8km hết 0,25 giờ; quãng đường thứ hai dài 15km hết 0,75 giờ; quãng đường thứ ba dài 10 km hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên mỗi quãng đường và trên cả ba quãng đường.
Bài 3. Biểu diễn các véc tơ lực sau đây:
Trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 500g; tỉ xích 1cm ứng với 2,5 N.
Lực kéo tác dụng lên một xà lan có độ lớn 3000N; theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 0,5cm ứng với 500N.
Bài 4. Giải thích các hiện tượng sau:
→Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng mạnh về bên trái?
→Tại sao khi lưỡi cuốc bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
Bài 1:
Vận tốc của oto:
\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{108}{10-8}=54\left(\dfrac{km}{h}\right)=15\left(\dfrac{m}{s}\right)\)
Bài 2:
Vận tốc của xe đạp trên quãng đường đầu:
\(v_1=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{8}{0,25}=32\left(\dfrac{km}{h}\right)\)
Vận tốc của xe đạp trên quãng đường sau:
\(v_2=\dfrac{s_2}{t_2}=\dfrac{15}{0,75}=20\left(\dfrac{km}{h}\right)\)
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường:
\(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{8+15}{0,25+0,75}=23\left(\dfrac{km}{h}\right)\)
Bài 4:
- Ban đầu, hành khách và xe oto đang có cùng hướng chuyển động và vận tốc. Khi xe rẽ oto đột ngột, hành khách trên xe chưa kịp thay đổi hướng nên theo quán tính sẽ ngã về phía bên trái (phía ngược lại với hướng xe rẽ đổ ngột)
- Khi ta gõ cuốc xuống đất thì cán cuốc sẽ chạm đất còn lưỡi cuốc vẫn chuyển động và theo lực quán tính giúp lưỡi cuốc cắm sâu vào cán cuốc làm nó chắc hơn.