Bài 1 : Cho (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn . Kẻ tiếp tuyến AB , AC với đg tròn (B , C là các tiếp điểm ). Gọi E là giao điểm của BC và OA.
a) CM : AO vuông BC ( phần này mình lm đc r)
b) Qua A kẻ đg thẳng d ko có điểm chug vs (O;R) . Từ O kẻ OH vuông vs d tại H . Gọi I là giao điểm BC vs OH . CMR : OI.OH=R2.
Bài 2 : Cho hệ pt :
mx - y = 2 và x + my = 1
Gọi nghiệm của hệ pt là (x,y) . Tìm m để x + y = -1
Bài 3 : Cho thửa ruộng hcn , bt rằng nếu CR tăng thêm 2m, CD giảm 2m thì S thửa ruộng tăng thêm 30 m2; nếu CR giảm đi 2m, CD tăng 5m thì S thửa ruộng giảm đi 20 m2. Tính S thửa ruộng trên.
1) hình mình ko vẽ nhé
b) mình nghĩ phần này chưa tới tứ giác nội tiếp nên làm cách này
Xét \(\Delta OIE\)và \(\Delta OAH\)có :
\(\widehat{OEI}=\widehat{OHA}\left(=90^o\right);\widehat{EOI}\)( góc chung )
\(\Rightarrow\Delta OEI\approx\Delta OHA\left(g.g\right)\)
\(\Rightarrow\frac{OE}{OH}=\frac{OI}{OA}\Rightarrow OI.OH=OE.OA\)
Áp dụng hệ thức lượng vào \(\Delta ACO\)vuông tại C, ta có :
\(OC^2=OE.OA\)
Suy ra \(OI.OH=OC^2=R^2\)
2) \(\hept{\begin{cases}mx-y=2\left(1\right)\\x+my=1\left(2\right)\end{cases}}\)
Lấy ( 2 ) - ( 1 ), ta được : \(x+my-mx+y=-1\)
\(\Leftrightarrow m\left(y-x\right)=0\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}m=0\\y-x=0\end{cases}\Rightarrow\orbr{\begin{cases}m=0\\x=y=-\frac{1}{2}\end{cases}}}\)
Thay \(x=y=-\frac{1}{2}\)vào ( 1 ) ta tìm được m = -3
Vậy m = 0 hoặc m = -3 thì x + y = -1
3) Gọi diên tích thửa ruộng là S ; chiều dài là a ; chiều rộng là b \(\Rightarrow ab=S\)
Nếu chiều rộng tăng thêm 2m, chiều dài giảm 2 m thì S tăng thêm 30m2 nên ta có pt : \(\left(b+2\right)\left(a-2\right)=S+30\)
hay \(\left(b+2\right)\left(a-2\right)=ab+30\)\(\Rightarrow a-b=17\)
Nếu chiều rộng giảm đi 2m, chiều dài tăng 5m thì S giảm 20m2 nên ta có pt : \(\left(b-2\right)\left(a+5\right)=S-20=ab-20\)
\(\Rightarrow-2a+5b=-10\)
Từ đó ta có hệ phương trình : \(\hept{\begin{cases}a-b=17\\-2a+5b=-10\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}a=25\\b=8\end{cases}}}\)
Vậy S thửa ruộng là : \(ab=25.8=200\)m2
Sao chẳng ai giúp mình z
Mình sẽ k mà
1)
b) Ta có: OH vuông AD => ^OCA = ^OHA = 90 độ => O; C; H; A cùng thuộc 1 đường tròn
Dễ chứng minh O; B; A; C cùng thuộc 1 đường tròn
=> O; C; H; A; B cùng thuộc 1 đường tròn
=> ^OCB = ^OAB ; ^OHC = ^OAC
mà ^OAB = ^OAC ( tự chứng minh )
=> ^OCB = ^OHC => ^OCI = ^OHC => \(\Delta\)OHC ~ \(\Delta\)OCI => \(\frac{OC}{OI}=\frac{OH}{OC}\Rightarrow OI.OH=OC^2=R^2\)
Còn bài 2 vs 3 nx kìa mọi ng giúp mình ik