Bài 2: Cực trị hàm số

NV

Bài 1: Cho hàm số \(y=x^3+3x^2+mx+m-2\) (m là tham số) có đồ thị là (Cm). Xác định m để (Cm) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục hoành

Bài 2: Cho hàm số \(y=\dfrac{2x-2}{x+1}\) . Tìm m để đường thẳng d: \(y=2x+m\)  cắt đồ thị (C) tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho AB=\(\sqrt{5}\)

Bài 3: Cho hàm số \(y=\dfrac{1}{3}x^3-mx^2+2(m-1)x-3\) (m là tham số) có đồ thị là (Cm) . Xác định m để (Cm) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về cùng một phía đối với trục tung

Bài 4: Cho hàm số \(y=-x^3+2(m-1)x^2-(m^2-3m+2)x-4\)

(m là tham số) có đồ thị là (Cm). Xác định m để (Cm) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía của trục tung

Bài 5: Cho hàm số \(y=-x^3+3x^2+3(m^2-1)x-3m^2-1\) (1). Tìm m để hàm số (1) có cực đại, cực tiểu, đồng thời các điểm cực đại và cực tiểu cùng với gốc tọa độ O tạo thành một tam giác vuông tại O

 

NL
18 tháng 7 2021 lúc 22:21

1.

Đồ thị hàm bậc 3 có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía trục hoành khi và chỉ khi \(f\left(x\right)=0\) có 3 nghiệm phân biệt

\(\Leftrightarrow x^3+3x^2+mx+m-2=0\) có 3 nghiệm pb

\(\Leftrightarrow x^3+3x^2-2+m\left(x+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^2+2x-2\right)+m\left(x+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^2+2x+m-2\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x^2+2x+m-2=0\left(1\right)\end{matrix}\right.\)

Bài toán thỏa mãn khi (1) có 2 nghiệm pb khác -1

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}1-2+m-2\ne0\\\Delta'=1-\left(m-2\right)>0\end{matrix}\right.\) 

\(\Leftrightarrow m< 3\)

Bình luận (0)
NL
18 tháng 7 2021 lúc 22:29

2.

Pt hoành độ giao điểm:

\(\dfrac{2x-2}{x+1}=2x+m\)

\(\Rightarrow2x-2=\left(2x+m\right)\left(x+1\right)\)

\(\Leftrightarrow2x^2+mx+m+2=0\) (1)

d cắt (C) tại 2 điểm pb \(\Rightarrow\) (1) có 2 nghiệm pb

\(\Rightarrow\Delta=m^2-8\left(m+2\right)>0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m>4+4\sqrt{2}\\m< 4-4\sqrt{2}\end{matrix}\right.\)

Khi đó, theo hệ thức Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_A+x_B=-\dfrac{m}{2}\\x_Ax_B=\dfrac{m+2}{2}\end{matrix}\right.\)

\(y_A=2x_A+m\) ; \(y_B=2x_B+m\)

\(\Rightarrow AB^2=\left(x_A-x_B\right)^2+\left(y_A-y_B\right)^2=5\)

\(\Leftrightarrow\left(x_A-x_B\right)^2+\left(2x_A-2x_B\right)^2=5\)

\(\Leftrightarrow\left(x_A-x_B\right)^2=1\)

\(\Leftrightarrow\left(x_A+x_B\right)^2-4x_Ax_B=1\)

\(\Leftrightarrow\left(-\dfrac{m}{2}\right)^2-4\left(\dfrac{m+2}{2}\right)=1\)

\(\Leftrightarrow m^2-8m-20=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=10\\m=-2\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
NL
18 tháng 7 2021 lúc 22:31

3.

\(y'=x^2-2mx+2\left(m-1\right)\)

Hàm có 2 điểm cực trị nằm về cùng phía đối với trục tung khi và chỉ khi \(y'=0\) có 2 nghiệm pb cùng dấu

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\Delta'=m^2-2\left(m-1\right)>0\\ac=1.2\left(m-1\right)>0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m^2-2m+2>0\left(\text{luôn đúng}\right)\\m>1\end{matrix}\right.\) 

\(\Leftrightarrow m>1\)

Bình luận (0)
NL
18 tháng 7 2021 lúc 22:33

4.

\(y'=-3x^2+4\left(m-1\right)x-\left(m^2-3m+2\right)\)

Hàm số có hai điểm cực trị nằm về 2 phía trục tung khi và chỉ khi \(y'=0\) có 2 nghiệm pb trái dấu

\(\Leftrightarrow ac< 0\)

\(\Leftrightarrow3\left(m^2-3m+2\right)< 0\)

\(\Leftrightarrow1< m< 2\)

Bình luận (0)
NL
18 tháng 7 2021 lúc 22:43

5.

\(y'=-3x^2+6x+3\left(m^2-1\right)\)

Để hàm có cực đại cực tiểu \(\Rightarrow y'=0\) có 2 nghiệm pb

\(\Leftrightarrow\Delta'=9+9\left(m^2-1\right)=9m^2>0\)

\(\Leftrightarrow m\ne0\)

Khi đó ta có hoành độ các cực trị: \(\left\{{}\begin{matrix}x_A=\dfrac{-3+3m}{-3}=1-m\\x_B=\dfrac{-3-3m}{-3}=1+m\end{matrix}\right.\)

Mặt khác ta có:

\(y=-x^3+3x^2-3x+1+3m^2\left(x-1\right)-2=\left(1-x\right)^3+3m^2\left(x-1\right)-2\)

Do đó: \(y_A=\left(1-1+m\right)^3+3m^2\left(1-m-1\right)-2=-2m^3-2\)

\(y_B=\left(1-1-m\right)^3+3m^2\left(m+1-1\right)-2=2m^3-2\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\overrightarrow{OA}=\left(1-m;-2m^3-2\right)\\\overrightarrow{OB}=\left(1+m;2m^3-2\right)\end{matrix}\right.\)

\(OA\perp OB\Rightarrow\overrightarrow{OA}.\overrightarrow{OB}=0\)

\(\Rightarrow1-m^2-4\left(m^6-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow4m^6+m^2-5=0\)

\(\Leftrightarrow\left(m^2-1\right)\left(4m^4+4m^2+5\right)=0\)

\(\Leftrightarrow m^2=1\Rightarrow m=\pm1\)

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
LP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết