Hướng dẫn soạn bài Bàn về phép học - Luận học pháp - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

NT

b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ? Tác hại của lối học đó là gì

C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào? Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?

NV
28 tháng 2 2018 lúc 19:35

b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ?

=> Học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại của lối học đó là gì

=> Mất nước, nhà tan.

C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào?

=> Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng, tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?

=> + Người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng.

+ Học rộng nhưng phải biết thâu tóm cái cốt lõi nhất.

+ Học phải đi đôi với hành thì mới nhớ lâu, mới biết áp dụng.

Bình luận (3)
NN
27 tháng 2 2018 lúc 19:15

trên Vietjack có câu trả lời đó bạn , bạn có thể lên đó tham khảo mà

Bình luận (3)
H24
6 tháng 3 2018 lúc 21:27

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.

Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ mấy lần viết thư, tha thiết mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, ông chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư (1791), nhà vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì quốc sự có nhiều điều cần bàn nghị. Lần này, La Sơn Phu Tử bằng lòng, ông làm bài tấu nêu ý kiến của mình về ba việc lớn mà bậc quân vương nên làm. Một là bàn về Quân đức (đạo đức của vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức. Hai là bàn về Dân tâm (lòng dân) : Dân là gốc, gốc vững, nước mới yên. Ba là bàn về Học pháp (phép học). Đoạn trích này là phần thứ ba của bài tấu, nội dung bàn luận về phương pháp học tập. Qua bài tấu dâng lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp bày tỏ sự quan tâm và chủ kiến của mình về việc chấn chỉnh sự nghiệp giáo dục của quốc gia.

Trước hết, chúng ta nên hiểu sơ qua về thể loại tấu. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.

Ở bài tấu này, Nguyễn Thiếp trình bày quan điểm về phép học qua hai luận cứ: Bàn về mục đích của việc học và tác dụng của phép học.

Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.

Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất trắc, bất thành khí.

Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục đích tối thượng của việc học là để làm người.

Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…

Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc gia, dân tộc:

Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi ? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…

Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.

Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.

Bình luận (1)
DT
19 tháng 3 2018 lúc 20:19

b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ?

=> Học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại của lối học đó là gì

=> Mất nước, nhà tan.

C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào?

=> Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng, tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?

=> + Người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng.

+ Học rộng nhưng phải biết thâu tóm cái cốt lõi nhất.

+ Học phải đi đôi với hành thì mới nhớ lâu, mới biết áp dụng.
Bình luận (0)
BT
3 tháng 3 2019 lúc 11:19

b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ?

=> Học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại của lối học đó là gì

=> Mất nước, nhà tan.

C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào?

=> Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng, tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?

=> + Người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng.

+ Học rộng nhưng phải biết thâu tóm cái cốt lõi nhất.

+ Học phải đi đôi với hành thì mới nhớ lâu, mới biết áp dụng.

Bình luận (0)
H24
17 tháng 6 2020 lúc 17:33

b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ?

=> Học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại của lối học đó là gì

=> Mất nước, nhà tan.

C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào?

=> Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng, tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?

=> + Người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng.

+ Học rộng nhưng phải biết thâu tóm cái cốt lõi nhất.

+ Học phải đi đôi với hành thì mới nhớ lâu, mới biết áp dụng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
WO
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết