Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”. Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.mk muốn bài học về phương pháp học tập đúng đắn cơ
-hok tu thao len cao
-hoc rộng,nghĩ sâu,,biết tóm lược điều cốt yếu nhất
-hoc kết hợp vs hành
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước, ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính, giúp chúng ta có những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn về lối học và lợi ích của việc học đi đôi với hành.
Vậy học là gì? Học là quá trình, là hoạt động thu nhận từ những người xung quanh, từ sách vở,… để làm giàu thêm vốn hiểu biết, tri thức của mỗi người.
Trong Luận pháp học, từ đầu Nguyễn Thiếp đã bàn về quan niệm, mục đích của việc học là để hiểu rõ đạo bởi: " Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Điều đó có nghĩa, học trước hết là học đạo làm người, học không phải nhằm mưu cầu danh lợi cho cá nhân để vinh thân, phì gia mà học để " lập đức", " lập công", mang tài trí của mình để phò vua, giúp nước. Đó là nền tảng của " chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh, dân giàu, thái bình thịnh trị. Cách nhìn của ông thực sự có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc.
Tiếp đến, Nguyễn Thiếp bàn về cách học đúng. Ông đề xuất việc mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp nơi từ " phủ, huyện, trường tư", tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Việc làm này sẽ đem đến hai cái lợi, đó là nâng cao được dân trí và lựa chọn được nhân tài.
Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là học từ thấp lên cao theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm này, ông chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Điều này cho thấy, Nguyễn Thiếp với tầm nhìn xa rộng đã thấy trước ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cây đức, cây tài sẽ tươi tốt về sau. Cách học này giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện dài lâu trong việc học.
Nguyên tắc thứ hai là học rộng nhưng hiểu sâu và phải biết tóm lược cho gọn. Có nghĩa người học muốn nắm chắc được tri thức thì phải biết tóm lược, tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Cách học này giúp những gười học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng, biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất.
Quan trọng hơn là học phải đi đôi với hành. Học để làm: đây mới là đích đến cuối cùng của việc học. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng, không trở nên thứ xa lạ chết cứng với cuộc đời khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lý thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học nhiều mà chỉ thuộc lí thuyết, bị động vào sách vở thì chỉ là " con mọt sách", chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì người khác nói. Học như thế, không có lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. Gioóc – giơ Đu – ha – men từng nói: " Đừng sợ máy móc từ bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng". Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Ngày xuân dạy con" cũng từng viết: "Bể học tràn lan là đáng ngại". Như vậy, mục đích học chân chính, cách học đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho đất nước, làm cho đất nước phát triển vững mạnh. Đạo học thành sẽ có khả năng cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
Ngày nay, dù xã hội phát triển hiện đại nhưng quan điểm về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn luôn đúng. Hiểu lời khuyên của ông, chúng ta rút ra được phương pháp học đúng ở hiện tại có nghĩa: học toàn diện những tri thức trong nhà trường để tích lũy nguồn kiến thức cho mình. Chú trọng tích lũy những kiến thức về các môn học có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, vật lý, hóa học,… Thêm vào đó chúng ta cần học với một niềm đam mê, với khát vọng vượt qua thử thách, biết chọn lựa những cái hay, cái tốt đẹp để học. Và điều quan trọng là ta cần có tinh thần tự giác, khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu để mang những nghiên cứu, ứng dụng đó vào thực tế sao cho hữu ích.
Song trên thực tế vẫn còn nhiều người có lối học lệch lạc. Đó chính là việc học một cách đối phó, học chạy theo thành tích chứ không phải học để tích lũy kiến thực thật cho bản thân. Để không cảm thấy hoang mang, sợ hãi, chán nản trước việc học, chúng ta nên học vừa sức và đặt ra mục tiêu vừa tầm với mình thì việc học sẽ đạt kết quả tốt.
Để phát huy phương pháp học đúng đắn từ đó tạo cho mình một tương lai tươi sáng, chúng ta cần xác định rõ mục đích của việc học, biết phân chia thời gian học một cách hiệu quả, trau dồi, tích lũy trang bị cho mình vốn kiến thức ngoài cuộc sống để góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.
Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.
Như La đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm!
Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của La, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.
Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của La thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất.
Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.