Hướng dẫn soạn bài Bàn về phép học - Luận học pháp - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

SK

1.Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

2.Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

3.Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

4. Bài tấu có đoạn bàn về “Phép học” đó là những “Phép học” nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?

3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

TQ
27 tháng 4 2017 lúc 9:44

Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.

Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?

Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :

- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).

- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.

Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?

Những phép học mà bài tấu nêu ra là :

- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.

- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).

- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.

3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

Bình luận (0)
NA
29 tháng 3 2018 lúc 14:06

Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người" Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
Bình luận (0)
NA
29 tháng 3 2018 lúc 14:07

Câu 2: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

Tác giả đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái đó là đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi; học nhưng không biết đến tam cương (ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần tức vua tôi, phụ tử tức cha con và phụ phu tức vợ chồng) , ngũ thường (năm đức tình của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) Mục đích học không có, lại học theo lối học lệch lạc, sai trái nên hậu quả của lối học ấy là Chúa tầm thường. Thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan...
Bình luận (0)
NA
29 tháng 3 2018 lúc 14:07

Câu 3: Trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách: "cho phép thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học"

Điều này có nghĩa, Nguyễn Thiếp mong muốn việc học sẽ được phổ biến rộng rãi, thoải mái để tạo tâm lí và điều kiện thuận lợi để mọi người có thể học một cách dễ dàng.

Bình luận (0)
NA
29 tháng 3 2018 lúc 14:07

Câu 4: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?

Bài tấu có bàn về "phép học" và tác giả đã đưa ra một số phép học đó là:

Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.

Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động

Bình luận (0)
NA
29 tháng 3 2018 lúc 14:08

Câu 5: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ

Bình luận (0)
H24
17 tháng 6 2020 lúc 17:34

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Ở đoạn đầu "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả nêu rõ mục đích chân chính của việc học:

+ Học để "biết rõ đạo".

+ Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

→ Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn.

Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho “chúa trọng nịnh thần” người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”.

Câu 3 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau:

- Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

- Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

Câu 4 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Bài tấu bàn về "phép học" đó là những phép học:

- Từ đơn giản đến phức tạp: học bồi lấy gốc.

- Từ thấp đến cao: tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử.

- Từ lý thuyết đến thực hành: học kết hợp với thực hành.

→ Khi thực hiện theo phép học này người học mới có thể "lập công trạng", lấy những điều học được mang lại cho đất nước sự "vững yên", "thịnh trị" cho đất nước.

→ Từ việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp. Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

Câu 5 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Soạn bài Bàn luận về phép học

II. Luyện tập

Bài tập trong trang 79 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2

Học là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau làm cho những điều chúng ta học trở nên có ý nghĩa và kết quả. Nếu chỉ học mà không thực hành sẽ sa vào lý thuyết suông, không thể nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc với thực tiễn. Học đi đôi với hành thực sự cần thiết và hữu dụng với tất cả mọi người. Song trên thực tế nước ta, phương pháp này chưa được xem trọng, đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục không được cải thiện. Vì thế cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và thường xuyên áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành” để việc học trở nên ý nghĩa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
PW
Xem chi tiết