H24

Ăn thêm cái nữa đi con! 

– Ngán quá, con không ăn đâu! 

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! 

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: 

– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chăng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. 

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. 

Con bé nói rồi thút thít. 

– Ừ. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! 

(Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994) 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên.

A. Ngôi thứ nhất                                                B. Ngôi thứ hai      

 C. Ngôi thứ ba                                                   D. Không có ngôi kể

Câu 2: Xác định nhân vật chính của truyện ngắn trên.

A. Người em                                     B. Anh Hai

C. Người mẹ                                      D. Cậu bé nhà giàu

Câu 3: Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào?

A. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

B. Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật.

C. Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật.

D. Qua suy nghĩ của nhân vật.

Câu 4: Tình huống gay cấn trong truyện ngắn là tình huống nào?

A. Đứa bé con nhà giàu gạt mạnh tay khiến chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng.

B. Hai anh em nhà nghèo nhặt được miếng bánh.

C. Hai anh em nhà nghèo thổi bánh, miếng bánh bất ngờ rơi xuống cống.

D. Hai anh em nhà nghèo chia nhau liếm những ngón tay dính bánh.

Câu 5: Đâu không phải là lí do mà cậu bé con nhà giàu lại vứt miếng bánh đi?

A. Vì cậu bé không muốn ăn.

B. Vì cậu bé không biết trân trọng những gì mình đang có.

C. Vì người mẹ cưng chiều.

D. Vì chiếc bánh không được mua ở tiệm bánh cậu bé thích.

Câu 6: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Ca ngợi tình cảm anh em gắn bó, yêu thương trong nghịch cảnh.

B. Nhấn mạnh những cảnh đời nghèo khổ của không ít trẻ em hiện nay.

C. Diễn tả cuộc sống giàu có, đầy đủ của nhiều đứa trẻ.

D. Sự khác biệt của những cảnh đời.

Câu 7: Trong câu: “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.”, từ nào là trợ từ?

A. rơi

B. hẳn

C. chính

D. xuống 

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện?

Câu 9: Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì sao?

Câu 10: Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 – 8 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa tình yêu thương trong cuộc sống.

 

NK
8 tháng 7 2024 lúc 15:12

1C

2B

3C

4A

5D

6A

7C

 

Bình luận (0)
NK
8 tháng 7 2024 lúc 15:22

 

 

câu 8 : Câu nói của nhân vật anh càng thể hiện được tình cảm anh em gắn bó, yêu thương và nhường nhịn dành cho nhau. Người anh dành cho em mình những điều tốt đẹp dù cho hoàn cảnh thực sự nghèo khó, khó khăn đã khiến cho người đọc cảm thấy xúc động

câu 9 . Câu văn này đặc sắc vì hình ảnh "bụi đời đã dính". Hình ảnh này là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc cho hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của hai anh em. Cuộc sống nghèo khổ bám lấy và bủa vây, ám ảnh cuộc sống của hai đứa trẻ tội nghiệp suốt cả cuộc đời.  

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
Xem chi tiết