Cao độ, Trường độ, Cường độ và Âm sắc
Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi 4 thuộc tính : Cao độ, Trường độ, Cường độ và Âm sắc. Những âm thanh không có tính nhạc thuộc loại tiếng động.
1. Cao độ: Độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số dao động của vật thể rung. Tần số dao động càng nhiều thì âm thanh có độ cao càng cao và ngược lại. Đơn vị đo cao độ là Hertz (Hz)
Ví dụ, âm thấp nhất của cây đàn piano có tần số 16 Hz, âm cao nhất của nó có tần số 4000 Hz. Giọng nữ thường có âm thanh cao hơn giọng nam.
2. Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh lúc âm thanh bắt đầu được vang lên. Đơn vị đo trường độ là giây (s)
3. Cường độ: Độ to nhỏ của âm thanh. Đơn vị đo cường độ âm thanh là Deciben (viết tắt là db)
4. Âm sắc: Mỗi giọng người, mỗi nhạc cụ phát ra những âm thanh có sắc thái khác nhau. Sự khác nhau về màu sắc âm thanh được tạo ra bởi đường biễu diễn khác nhau của dao động âm thanh.
tham khảo
Âm thanh có 4 thuộc tính rõ rệt :
Còn một loại âm thanh nữa mà không có độ cao thấp (trầm bổng) rõ rệt, gọi là tiếng động (tiếng kẹt cửa, tiếng đá lăn…)
- Cao độ : Độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh.
- Âm sắc : Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
- Cường độ : Độ mạnh, nhẹ của âm thanh .
- Trường độ : Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.
âm nhạc có thuộc tính: cao độ; trường độ; âm sắc;cường độ
Cao độ, Trường độ, Cường độ và Âm sắc