DN
a) So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích. b) - Đọc 2 đoạn văn được viết về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lai lịch của bút danh Ba-sô. Theo anh (chị) trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu? Vì sao? - Các chú ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả? Vì sao có thể nói rằng mối quan hệ ấy đã được trình bày một cách hợp lí và sinh động, để nhờ đó, hình ảnh của thi sĩ ba sô có thể hiện lên cụ thể, hấp dẫn hơn?
ND
23 tháng 6 2019 lúc 12:40

a, Thuyết minh bằng chú thích

Câu “Ba –sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này

Phương pháp chú thích và định nghĩa:

- Giống: đều có cấu trúc A là B

- Khác nhau: - Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.

    + Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn

b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)

→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả

- Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô

- Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn

Bình luận (0)