PL

2. Bài tập 2.

a.            Đọc ngữ liệu sau

          “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

          - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

          - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

          - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

          - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

          - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

 

b.            Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1. Em hãy xác định thể loại của đoạn trích trên?

Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Chỉ ra các từ láy trong đoạn văn sau:

          “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

 Câu 4. Hành động “rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” của Nhím giúp em hiểu gì về nhân vật này?

 Câu 5. Từ nội dung của văn bản đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về thông điệp của đoạn trích.

3. Bài tập 3

a.     Đọc ngữ liệu sau

                                            MẸ ỐM

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con ...

                                      (Trần Đăng Khoa)

b.Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2

 “Nắng mưa từ những ngày xưa

   Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên?

Câu 3:  Tác dụng của biện pháp tu từ thể hiện trong hai câu thơ trên.

Câu 4: Tình cảm của tác giả đối với mẹ thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Câu 5:  Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng)  trình bày cảm nghĩ về mẹ của em.

4. Bài tập 4

a.     Đọc ngữ liệu sau:

Trong bài thơ “Cái cầu” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, tác giả có viết:

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu;

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,

Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu thế,

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió,

Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió

Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,

Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây

Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.

Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng

Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu;

Lúc hợp tác từng đoàn nặng gánh

Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại,

Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mở

Con cứ gọi cái cầu của cha.

(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa -  NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 -

b.Trả lời câu hỏi sau:

1. Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?

2. Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để biểu đạt tình cảm của bạn nhỏ dành cho những cáy cầu? Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Theo em, bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao?

5. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?

6. Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

PL
28 tháng 10 2021 lúc 21:06

ai giúp mình với khocroi

Bình luận (0)
LL
28 tháng 10 2021 lúc 21:07

bn nên tách từng bài ra , 

Bình luận (5)