ND

1.Tại sao hàng ngày ta nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các Vì Sao mọc ở phía Đông lặn ở phía Tây?

2.Trình bày hiện tượng và các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

3.Trình bày hiện tượng Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời?

4.Vào những ngày nào hai nửa Cầu Bắc và Cầu Nam đều nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?

5. a)Ngày 22/6 nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời nhiều nhất? Nửa cầu đó là mùa gì? Nửa cầu đối diện là mùa gì? Vì sao?

b)Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?

6.Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?

7.Nêu nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa?

8.Trên Trái Đất có nơi nào luôn có ngày dài bằng đêm?

9.Rìa lục địa gồm những bộ phận nào? Nêu độ sâu từng bộ phận?

BT
3 tháng 1 2017 lúc 20:56

1.Trái Đất ngoài việc tự quay quanh mặt trời ra nó còn tự quay theo chiều từ Tây sang Đông. Vì con người sống trên Trái Đất nên không thể cảm nhận được sự chuyển động này mà chỉ cảm thấy mọi thiên thể quay quanh trái đất theo chiều ngược lại tức là từ Tây sang Đông. Trái Đất quay được một vòng từ Tây sang Đông thì những người sống trên Trái Đất sẽ cảm thấy mặt trời và các thiên thể khác quay được một vòng từ Đông sang Tây quanh trái đất.
Vì vậy khi trái đất tự quay từ Tây sang Đông thì mọi người sống trên Trái Đất sẽ cảm thấy mặt trời mọc ở đàng Đông lặn ở đàng Tây.

Bình luận (2)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 20:59

2.1. vận động của Trái Đất quanh trục :

– Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
-Thời gian tự quay1 vòng quanh trục là 24 giờ.
– Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
-Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
– Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế )
-Phía đông có giờ sớm hơn phía tây
-Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).

Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).

Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động (hình 5.4).

Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...

Bình luận (0)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:00

3.Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33' , không đổi hướng

Bình luận (0)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:01

4.Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:02

5.ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.
Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6

Bình luận (2)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:03

6.

+ Lớp vỏ
– Độ dày :Từ 5 km đến 70 km
– Trạng thái : Rắn chắc.
– Lớp vỏ mỏng nhất,nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống,hoạt động của xã hội loài người.
-Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC
+ Lớp trung gian
– Độ dày gần 3000km
– Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất.
– Khoảng từ 1500 -4700oC.
+ Lớp nhân (lõi)
– Độ dày :trên 3000 km.
-Trạng thái :Lỏng ở ngoài rắn ở trong.
– Nhiệt độ cao nhất khoảng :5000oC.

Bình luận (0)
ND
3 tháng 1 2017 lúc 20:21

Ai nhanh mình like cho!!

hihiHe!!He!!

Bình luận (0)
TP
3 tháng 1 2017 lúc 20:55

Câu 8: Xích đạo

Bình luận (0)
TP
3 tháng 1 2017 lúc 21:00

Câu 6: Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi

Bình luận (0)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:04

7.Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:04

8. xích đạo

Bình luận (0)
BT
3 tháng 1 2017 lúc 21:06

9.

- Rìa lục địa gồm có thềm lục địa và sườn lục địa.

- Độ sâu các bộ phận của rìa lục địa là:

Thềm lục địa : 0-200

Sườn lục địa : 200- 2500



Bình luận (0)
HA
5 tháng 1 2017 lúc 13:57

1.Tại sao hàng ngày ta nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các Vì Sao mọc ở phía Đông lặn ở phía Tây?

Trái đất của chúng ta là một trong 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Nó quay xung quanh mặt trời theo một mặt phẳng với 365,25172 vòng/ 1 chu kỳ ( là 1 năm dương lịch đấy già ạ) trên môt trục ( tưởng tượng) của nó với góc nghiêng hơn 23 độ, với chiều quay từ TÂY sang ĐÔNG. Khi chúng ta ở phía tiếp xúc với mặt trời thì đó là ban ngày, còn ở phía khuất là ban đêm. Lúc mặt trời mọc là lúc ta ở vị trí của quả đất chuyển từ phía khuất sang phía tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Do vậy ta cảm nhận được là mặt trời mọc ở phía đông & lặn ở phía tây

2.Trình bày hiện tượng và các hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

* Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

Bình luận (0)
HA
5 tháng 1 2017 lúc 13:58

3.Trình bày hiện tượng Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời?

*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.

Bình luận (0)
ND
5 tháng 1 2017 lúc 16:52

Câu 9:

Rìa lục địa gồm :
+Thềm lục địa : sâu từ 0 - 200m
+ Sườn lục địa : sâu từ 200 - 2500m

Bình luận (0)
ND
5 tháng 1 2017 lúc 16:53

Câu 7:

Trên Trái Đất, mùalà sự phân chia củanăm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết. Mùa xuân, cây cối phát triển, nhưng giai đoạn phát triển nhất vẫn là mùa hè.

Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanhMặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quayso với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh đó. Nhưng mùa được định theo kinh độ mặt trời.

Bình luận (0)
ND
5 tháng 1 2017 lúc 16:53

Câu 3:

*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.
+ Hệ quả:
~ Chuyển động biểu kiếnm hằng năm của mặt trời: là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật.
Nguyên nhân : do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh
mặt trời.
~ Hiện tượng mùa: là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
Và khí hậu. có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.mùa 2 bán cầu trái ngược nhau.
Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía mặt trời khi chuyển động trên quỹ đạo.
* Hiên tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
+ Từ ngày 21/3 ->23/9 : Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Từ ngày 23/9 ->21/3 : Nam bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9: thì mặt trời vuông góc với xích đạo ngày dài hơn đêm.
+ Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
+ Từ vòng cực> cực có hiện tượng ngày đêm 24h càng về gần cực số ngày đêm địa cực càng lớn.
+ Ở 2 cực số ngày đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.

Bình luận (0)
ND
5 tháng 1 2017 lúc 16:54

Câu 2:


Trái đất có 2 vận động:

* Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.
+ Hệ quả:
~ Chuyển động biểu kiếnm hằng năm của mặt trời: là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật.
Nguyên nhân : do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh
mặt trời.
~ Hiện tượng mùa: là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
Và khí hậu. có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.mùa 2 bán cầu trái ngược nhau.
Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía mặt trời khi chuyển động trên quỹ đạo.
* Hiên tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
+ Từ ngày 21/3 ->23/9 : Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Từ ngày 23/9 ->21/3 : Nam bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9: thì mặt trời vuông góc với xích đạo ngày dài hơn đêm.
+ Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
+ Từ vòng cực> cực có hiện tượng ngày đêm 24h càng về gần cực số ngày đêm địa cực càng lớn.
+ Ở 2 cực số ngày đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.

Bình luận (0)
NL
5 tháng 1 2017 lúc 20:25

7. Khi Trái Đất chuyển động trục của Trái Đất bao giờ cũng nằm nghiêng, hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc, Nam luân phiên nhau ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa

Bình luận (0)
NL
5 tháng 1 2017 lúc 20:30

6. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm lớp vỏ, lớp lõi và lớp trung gian

+Lớp vỏ: Độ sâu: từ 5km đến 70km. Đặc điểm: rắn chắc . Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ 1000 độ C

+Lớp trung gian: Độ sâu: dưới 3000km. Đặc điểm: từ quánh dẻo đến lỏng. Nhiệt độ: từ 1500 độ C đến 4700 độ C

+ Lớp lõi: Độ sâu: trên 3000km. Đặc điểm: lỏng ở ngoài, rắn ở trong. Nhiệt độ: cao nhất khoảng 5000 độ C

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết