H24

1.Nêu hiện tượng thoái hóa ở thực vật, động vật, giải thích?

2. Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân? Phương pháp tạo?

3. Hãy kể tên các môi trường sống, nhân tố sinh thái?Lấy ví dụ về tác động của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?

4. Vẽ giới hạn sinh thái của 1 loài sinh vật bất kỳ?

5. Nêu các mối quan hệ khác loài?

6. Thế nào là quần thể sinh vật? quần xã sinh vật? Hệ sinh thái?

7. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?.

8. Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường?

9. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường?

LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:28

2. Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai– Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.Phương pháp: Để tạo ưu thế lai ở giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế tạo ra giống thương phẩm. Để tạo ưu thế lai ờ thực vật (giống cây trồng), chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng bằng cách tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau
Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:32

3. Các môi trương fnhaan tố sinh thái là:

+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …

+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … trong đó có sinh vật sống.

+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất

+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người … là nơi sống cho các sinh vật khác

Ví dụ: ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán …

- Ví dụ về môi trường sống của 1 số sinh vật

STT

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Cây hoa hồng

Trên cạn

2

Cá chép

Dưới nước

3

Sán lá gan

Sinh vật

4

Giun đất

Trong đất

5

Con hổ

Trên cạn

 
Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:33

5. Các mối quan hệ khác loài:

Trong mối quan hệ khác loàicác sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mới quan kệ có lợi (hoặc ít nhát không có hụi) cỉw tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bèn sinh vật được lọi còn bèn kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:38

6. ☛Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định,              vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

☛Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật, chúng thuộc nhiều loài khác         nhau nhưng lại cùng chung sống với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh         vật trong quần xã sinh vật này có mối quan hệ  mật thiết gắn bó với nhau.

☛  Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó.

Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:50

 7. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.

+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ

+ Ô nhiễm do các chất thải rắn.

+  Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí:

+ Lắp đặt các thiết bị lọc bụi và sử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí.

+ Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm (năng lượng mặt trời, gió…).

+ Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu, hạn chế tiếng ồn.

- Biên pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước:

+ Xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị.

+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, dùng các biện pháp cơ học, hoá học, biện pháp sinh học xử lí nước thải.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật:

+ Xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao.

+ Hạn chế phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn:

+ Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

+ Xây dựng khu tái chế chất thải thành các nguyên liệu đồ dùng, kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.

 
Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:52

8.Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  
Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2022 lúc 21:53

 9.Các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường:

- Bảo vệ đất bạc màu.

- Trồng cây gây rừng.

- Bảo vệ nguồn nước.

- Hạn chế dùng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

- Cấm đánh bắt cá bằng thuốc nổ, chích điện

- Không xả rác bừa bãi ra đường phố, sông hồ,…

- Không chặt phá rừng.

- Không săn bắt các động vật rừng quý hiếm.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
YE
Xem chi tiết