1.Các hoang mạc trên thế giới phân bố ở đâu?Vì sao phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á-Âu?
2.Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa?(biểu đồ khí hậu)
3.Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình em hãy mô tả cảnh quang hoang mạc?
4.Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với mới trường khắc nghiệt khô hạn ntn?Cho ví dụ.
5.Vì sao phải sử dụng kĩ thuật khoan sâu trong hoạt động kinh tế hoang mạc?
6.Nêu 1 số vd cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
7.Tích chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh ntn?Tại sao khắc nghiệt như vậy?(Gợi ý:Nhiệt độ TB/năm- \(12^0C\),lượng mưa trong năm \(13,3^{mm}\).Tốc độ gió 6km/h.Mùa đông dài (=9 tháng) mùa hạ ngắn (3,5 tháng) mùa đông có tuyết rơi,đúng băng dày => Lạnh lẽo quanh năm)
8.Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?VD
9.Việc nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh gặp những khó khăn gì?
P/s:Giúp mk với,gần thi HK rồi
2.Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.
- Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà qua 2 biểu đồ :
+ Hoang mạc đới nóng có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông
ấm áp (khoảng trên 10°C) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36°C).
+ Hoang mạc đới ôn hoà có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36°C
không quá nóng (khoảng 20°C và mùa đông rất lạnh (xuống tới - 24°C.
3.Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đợi lục địa khô. Hoang mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 250 mm/năm (10in/năm)[1][2], do vậy nước ở hoang mạc rất hiếm, thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước.
4.Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,...), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).
6.Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
7.Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện - Nhiệt độ trung bình mùa đông luôn dưới -10°c, mùa hạ ngắn và ít khi nóng đến 10°c. Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt vào mùa hạ. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết,...
8.
Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. - Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh: + Chông lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau. + Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông. - Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.
4.
-Các loài thực vật và động vật thích nghi với môi trường bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể:
+Thực vật: lá bọc sáp, lá bieensthanhf gai để hạn chế sự thoát hơi nước,.... VD: xương rồng
+Động vật: sống vùi mình trong cát, hốc đá, chạy nhanh, kiếm ăn vào ban đêm, chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn,... VD: linh dương, lạc đà
8.
-Thự vật: ít về số lượng, số loài, chỉ phát triển vào mùa hè. Đặc trưng là rêu, địa y,... và 1 số loài cây thấp lùn.
-Động vật:
+Thích nghi với khí hậu lạnh bằng lớp mỡ dày: hải cẩu, cá voi,....
+Lớp lông dày: gấu Bắc Cực, cáo bạc, tuần lộc,...
+Bộ lông không thấm nước: chim cánh cụt,...
-Một số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, 1 số loài ngủ suốt mùa đông.
9.
-Những khó khăn khi nghiên cứu môi trường đới lạnh là:
+Thiếu nhân lực.
+1 số loài động vật quý có nguy cơ bị tuyệt chủng( cá voi).