1, Thức ăn tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào?
2, Thức ăn được tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?
3, Khi chúng ta ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
4, Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
5, Nêu các biện pháp rèn luyện để có hệ tim mạch khỏa mạnh, hoạt động tốt.
6, Nêu biện pháp để bảo vệ và rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
7, Trình bày các thói quen ăn uống khoa học để bảo vệ tốt hệ tiêu hóa.
8, Vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người.
1
– Biến đổi lí học của thức ăn: Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị). Sự phối hợp co của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị tạo thành khối nhão.
– Biến đổi hoá học của thức ăn: Một phần nhỏ tinh bột được phân giải nhờ enzyme amylase (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantose ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị. Pepsin trong dịch vị thì phân cắt protein và còn nhiều loại enzyme nữa đóng vai trò khác nhau để tiêu hóa các chất
Câu 8:
Vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người:
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng ( axit béo, glucozo ) trong máu, phần dư sẽ được tích trữ hoặc loại bỏ.
- Loại bỏ những chất độc hại lọt vào cùng các chất dinh dưỡng.
câu 3 Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :
- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.
- Với sữa : thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.
Câu 2:
Tiêu hóa ở ruột non:
- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.
- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:
+ Tinh bột và đường đôi - đường đơn.
+ Prôtêin - axit amin.
+ Lipit - axit béo và glixêrin.
+ Axit nuclêic - các thành phần của nuclêôtit