H24

1) Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng. Nêu vị trí, đặc điểm của mỗi tầng

2) Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Giải thích nguyên nhân sự thay đổi ấy

MN
8 tháng 4 2021 lúc 19:52

1.

- Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Các tầng cao của khí quyển.

- Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:

Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km

Mật độ không khí dày đặc

Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão…

2.

Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:

            - Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:

            + Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.

            + Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

           - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.


 

Bình luận (0)
H24
8 tháng 4 2021 lúc 19:47

 Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C. + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.

Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ : Ở xich đạo , quanh năm có góc chiếu sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt , không khí trên mặt đất cũng nóng . ... Như vậy là không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao .

Bình luận (0)
NY
8 tháng 4 2021 lúc 19:51

Câu 1:

Lớp vỏ khí được chia làm ba tầng .Đó là những tầng:

-Tầng đối lưu: nằm sát mặt đất khoảng 16m, Không khí chuyển động,  nhiệt độ giảm dần khi lên cao (100 m), là nơi sinh ra các hiện tượng, khí tượng.

-Tầng bình lưu : có lớp ngăn Tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người

-Tầng khí quyển: Nằm trên tầng bình lưu không khí các tầng này cực loãng.

-    Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ : Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ

+ Vùng vĩ độ thấp : nhiệt độ cao

+ Vùng vĩ độ cao : nhiệt độ thấp

-    Nhiệt độ có sự thay đổi như vậy là vì : Ở xích đạo, quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên lượng nhiệt nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất cũng nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít lượng nhiệt hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết