NL

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.

2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.

3.Đặc điểm chung của bò sát.

4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.

5.Vai trò của bò sát.

6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.

7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.

8.Giải thích đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.

10.Phân biệt các bộ của lớp thú.

11.Phân biệt các hình thức sinh sản ở thú.

12.Chứng minh được thú là lớp động vật tiến hóa nhất.

13.Giải thích các hình thức sinh sản của thú.

14.Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

15.Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học.?Ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học.?

16.Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học.

17.Vai trò của động vật trong đời sống của con người.

18.Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt là các động vật quý hiếm.

 P/s: Giúp mình nha! Được thì giải ngay và hết giùm mình trong hôm nay luôn nha! ^^ Cám ơn nhiều! <3

NT
22 tháng 4 2016 lúc 17:09

Câu 8 

- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Bình luận (0)
NT
22 tháng 4 2016 lúc 17:11

Câu 1 

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.

Bình luận (0)
NT
22 tháng 4 2016 lúc 17:13

Câu 3. Đặc điểm chung của Bò sát: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: Da khô, có vảy sừng khô; cổ dài; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Chi yếu có vuốt sắc. Phổi có nhiều vách ngăn. Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. Trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng. Là động vật biến nhiệt.

Câu 5. Vai trò của Bò sát:

- Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột,...

- Có giá trị thực phẩm: Ba ba, rùa,...

- Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu,...

- Làm dược phẩm: Rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa,...

- Gây độc cho người: rắn...

Bình luận (0)
NT
22 tháng 4 2016 lúc 17:20

Câu 14. Giair thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính

- Thụ tinh ngoài--> thụ tinh trongtăng tỉ lệ thụ tinh

- Đẻ nhiều trứng-->đẻ ít trứng-->đẻ conphôi phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn, tỉ lệ sống sót cao hơn

- Phôi phát triển có biến thái-->phát triển trực tiếp không có nhau thai-->phát triển trực tiếp có nhau thai tỉ lệ sống sót cao hơn

- Con non không được nuôi dưỡng-->được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ-->được học tập thích nghi với cuộc sống Cơ sở hình thành các tập tính đa dạng của--> thích nghi cao

Bình luận (0)
NT
22 tháng 4 2016 lúc 17:27

Câu 16.

*Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hay sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

*Các biện pháp đấu tranh sinh học là

- Sử dụng thiên địch

+Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại. VD mèo diệt chuột, cá cờ ăn ấu trùng sâu bọ...

+Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh.VD ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám

-Gây bệnh truyền nhiễm.VD dùng vi khuẩn Myoma và Calixi gây bệnh cho thỏ

- Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD gây vô sinh ruồi đực để tiêu diệt loài ruồi

Bình luận (0)
LC
25 tháng 4 2016 lúc 20:22

câu 3:

- có vảy sừng bao bọc

- chi yếu có vuốt sắc

- phổi nhiu vách ngăn

- tim có vách ngăn hút máu pha nuôi cơ thể

- thụ tinh trong trứng có vỏ bao bọc giàu noãn hoàng

là đv biến nhiệt

#quáddung

Bình luận (0)
H24
4 tháng 5 2016 lúc 12:32
Vai trò: của bò sát
a, Ích lợi: 
- Tiêu diệt sâu bọ: rắn, thằn lằn, ... 
- Cung cấp thực phẩm có giá trị: ba ba, cá sấu,... 
- Dược phẩm: trăn, rắn,... 
- Làm sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi,... 
- Làm con vật tính ngưỡng: rùa,..... 
b, Tác hại: 
- Gây hại đến tính mạng của con người: rắn, cá sấu,...
  
Bình luận (0)
BC
19 tháng 1 2017 lúc 9:50

Câu 1: Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi, hô hấp bằng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, là động vật biến nhiệt.

Câu 2: Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu "gọi ếch cái" để "ghép đôi". Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi lên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con.

Câu 3: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai/vỏ đá vôi, giàu noãn hoàng.

Xin lỗi nha, mình mới học tới đây thôi à!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết